Hiện tượng mắt lồi hình thành từ rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây có thể là biểu hiện cơ bản của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Để hiểu thêm về tình trạng này, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.
28/04/2023 | Mắt lé hình thành do đâu, làm sao để cải thiện? 28/04/2023 | Chảy nước mắt sống do đâu, cách phòng ngừa 28/04/2023 | Mắt bị cộm do đâu, cách khắc phục và phòng tránh
1. Mắt lồi là gì?
Đúng như tên gọi, mắt lồi là tình trạng nhãn cầu lồi ra so với vị trí ban đầu. Nói một cách khoa học, thì lồi mắt chính là hiện tượng nhãn cầu bị đẩy ra phía trước. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí ở những đứa trẻ vừa mới được sinh ra.
Ngoài ra, mắt lồi có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng cũng như kích thước lồi của mắt.
Tình trạng mắt lồi được phân chia cấp độ, từ mắt lồi nhẹ cho tới nặng. Cụ thể về 4 mức độ cơ bản như sau:
Lồi mắt được chia ra làm 4 cấp độ, từ nhẹ tới nặng
Tuy nhiên, độ lồi trung bình của người Việt thường chỉ dao động quanh mức 12 mm. Nếu mắt lồi ra quá nhiều thì khả năng cao bạn có thể đang mắc các căn bệnh như nhiễm trùng hoặc có các khối u đang hoạt động trong hốc mắt. Bạn có thể dựa trên những triệu chứng để xác định xem mình có đang bị mắt lồi hay không.
2. Triệu chứng của hiện tượng lồi mắt
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh mắt lồi khi quan sát bằng mắt thường với cách nhìn từ trên xuống hoặc từ ngang sang. Chủ yếu phần lòng trắng ở mắt lồi ra khá nhiều. Do vậy mà mắt lồi sẽ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn mắt của người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh, ánh sáng màn hình. Mắt sẽ dễ bị kích ứng, hay cảm thấy khô và chảy nước mắt.
Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó cử động mắt và dường như không thể nhắm hoàn toàn được mắt mỗi khi ngủ. Thậm chí bạn cũng cảm thấy khó khăn trong việc chớp mắt. Nếu nặng hơn lồi mắt sẽ làm cho bạn giảm thị lực, gây ra mờ mắt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát, nhìn mọi vật xung quanh ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Biểu hiện cơ bản của tình trạng lồi mắt
Lồi mắt nếu đi kèm với nhiều biểu hiện bất thường thì rất có khả năng bạn đang bị mắc một số bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bạn cần nắm bắt rõ thông tin về tình trạng và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, thăm khám.
3. Mắt lồi xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị lồi mắt. Nhưng thông thường, tình trạng lồi mắt đều xuất phát từ những nguyên nhân sau:
2.1. Do cường năng tuyến giáp
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mắt lồi. Tuyến giáp là một bộ phận nằm phía trước cổ giúp kiểm soát các hormone trong quá trình trao đổi chất. Nếu giải phóng quá nhiều các hormone sẽ gây ra tình trạng cường tuyến giáp. Từ đó gây tích mỡ sau nhãn cầu, đẩy nhãn cầu ra phía trước gây ra hiện tượng lồi mắt.
2.2. Do bẩm sinh
Mắt lồi còn xuất phát cho yếu tố bẩm sinh. Ngay từ khi sinh ra cấu trúc mắt của bạn có thể đã có sự bất thường. Khi lớn dần lên các cấu tạo xương mạch cũng như phần hốc mắt sẽ phát triển một cách dị thường khiến mắt lồi ra phía trước. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát được hình ảnh mắt lồi theo thời gian. Nhưng hiện tượng này sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể giảm dần.
Tiếp đến có thể là do gen di truyền. Chỉ cần bố hoặc mẹ bị mắt lồi thì khi sinh ra con cái cũng sẽ có một phần gen di truyền và cấu tạo hốc mắt như vậy.
2.3. Do các bệnh về mắt
Tình trạng cận thị lâu ngày và cận thị nặng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lồi mắt. Bởi trong quá trình này đôi mắt của bạn phải điều tiết quá nhiều khi cố nhìn một vật với thời gian dài nhãn cầu sẽ có xu hướng lồi nhẹ ra. Đôi khi cũng là do hốc mắt của bạn quá nhỏ hoặc bạn đang mắc các bệnh về hốc mắt như u mạch hốc mắt, viêm mô tế bào hốc mắt hoặc nhiễm trùng mô trong mắt.
Xác định nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng lồi mắt
2.4 .Do các khối u quanh vùng mắt
Những khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính. Nếu là lành tính thì các cục u thường xuất hiện trong hốc mắt và đẩy mắt ra ngoài. Chỉ cần phẫu thuật là có thể loại bỏ hoàn toàn. Ngược lại, nếu u ác tính thường sẽ là các di căn của ung thư. Bạn phải kết hợp các phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để chữa lành đôi mắt của mình.
4. Phương pháp điều trị mắt lồi hiệu quả
Tùy theo từng mức độ nặng hay nhẹ mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp sau quá trình thăm khám. Có 3 phương pháp phổ biến nhất là:
Theo trình tự, đầu tiên, sẽ là các chẩn đoán bằng hình ảnh. Dựa trên những ảnh ảnh đó, bác sĩ sẽ xác định cụ thể nguyên nhân và mức độ lồi mắt của bạn. Sau khi quá trình chẩn đoán hoàn tất, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể.
Trong trường hợp mắt bạn đang ở tình trạng lồi nhẹ thì có thể sử dụng thuốc corticoides. Bạn cũng có thể chọn xạ trị hoặc phẫu thuật. Với nhiều người đang bị lồi mắt ở mức độ nhẹ, chỉ cần phẫu thuật là có thể khỏi được vĩnh viễn, quay lại trạng thái mắt bình thường. Thế nhưng, trong quá trình điều trị và sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải kết hợp với biện pháp phòng ngừa tránh gây tổn thương đến mắt như bảo vệ mắt khi tiếp xúc với khói bụi, nhỏ mắt thường xuyên,...
Nếu mắt lồi xuất phát do các bệnh lý khác gây ra sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể. Có thể là phẫu thuật hay phẫu thuật kết hợp cùng xạ trị và hóa trị.
Cuối cùng, bạn cần đảm bảo rằng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cho đôi mắt của bạn được nghỉ ngơi. Thường xuyên luyện tập các bài tập dành riêng cho mắt. Đặc biệt là áp dụng chế độ ăn với nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe đôi mắt, đồng thời nên uống đủ nước để tránh tình trạng mắt bị khô.
Phương pháp điều trị được đưa ra dựa vào nguyên nhân và tình trạng lồi mắt
MEDLATEC hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng mắt lồi. Nếu còn câu hỏi gì về sức khỏe cần được tư vấn, hoặc có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.