Viêm da cơ địa không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, những người mắc bệnh thường phải đối mặt với những vết mẩn đỏ, sự ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Phải làm sao để điều trị bệnh, trả lại cuộc sống khỏe mạnh, thoải mái cho bệnh nhân. Trong bài viết sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu về những phương pháp chữa viêm da cơ địa hiệu quả nhất.
26/06/2020 | Viêm da tiết bã: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả 12/05/2020 | Mách bạn cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất
1. Viêm da cơ địa là gì? Bệnh có những biểu hiện như thế nào?
Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da mạn tính, vùng da bị bệnh thường bị đỏ và có cảm giác ngứa rát. Bệnh thường bùng phát cấp tính với những dấu hiệu rất đặc trưng, có thể thuyên giảm sau khoảng một thời gian lại có thể tái phát trở lại. Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Viêm da cơ địa là bệnh lý về da mạn tính
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng, đây là loại bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ bị căn bệnh này hoặc những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn thì em bé sinh ra cũng có nguy cơ bị bệnh.
Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như thói quen tắm nước quá nóng, tắm quá lâu, sống trong môi trường ẩm thấp, mặc những loại trang phục có chất liệu gây ngứa như len, dạ hoặc cũng có thể do ăn một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
Viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, khi người bệnh gãi nhiều sẽ khiến nhiễm trùng da, những vết thương này sẽ có thể thành sẹo và gây mắt thẩm mỹ. Hơn nữa, những vết xước trên da có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh có thể kể đến như:
Triệu chứng phổ biến, đặc trưng nhất của bệnh chính là những vùng da tổn thương và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh càng gãi vào vùng da này thì biểu hiện ngứa ngáy càng rõ rệt. Nếu gãi quá nhiều sẽ khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ bội nhiễm. Căn bệnh này có nguy cơ tái phát cao khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Khi thời tiết trở lạnh thì cảm giác ngứa rát sẽ càng rõ ràng hơn, người bệnh ngứa nhiều hơn khi về đêm.
Ngứa rát là biểu hiện của bệnh
Bệnh xuất hiện với những vùng da bị nổi mẩn đỏ và không rõ ranh giới, những mụn đỏ này có thể chứa dịch và không có vảy da, khi gãi dịch tiết ra sẽ khiến người bệnh càng ngứa hơn. Những vùng da bị bệnh cũng thường có cảm giác nóng hơn những vùng da khỏe mạnh khác.
Nếu bệnh không được điều trị và tiến triển nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tình trạng vùng da bị bệnh có hiện tượng phù nề, kèm chảy dịch và sau đó đóng vảy, các vết xước do gãi có thể gây bội nhiễm, tạo những mụn mủ có vảy tiết vàng.
Tất cả các vùng da trên cơ thể đều có khả năng bị mẩn đỏ, thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở vùng da tay và da chân và ngày càng lan rộng hơn, nhiều trường hợp bị lan rộng ra toàn thân. Người bệnh gãi đến đâu thì tình trạng viêm da sẽ lan rộng ra tới đó. Những vùng da có nếp gấp như lòng bàn tay, bàn chân hoặc các ngón tay, cổ gáy,… dễ bị bệnh hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, người bệnh viêm da cơ địa còn có thể gặp phải một số triệu chứng như viêm mũi dị ứng, viêm họng, hiện tượng sốt nhẹ, cơ thể có cảm giác mệt mỏi và không muốn ăn,….
2. Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả?
Nếu có những biểu hiện mắc viêm da cơ địa bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và được điều trị hiệu quả. Mục tiêu của các phương pháp chữa viêm da cơ địa chính là giảm tình trạng ngứa rát, giảm viêm cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:
Sử dụng những loại kem chống ngứa để bôi vào vùng da bị bệnh.
Kem dưỡng ẩm cũng được kê đơn để giúp bệnh nhân làm dịu bớt cảm giác ngứa ngáy, hơn nữa tăng cường độ ẩm cho da cũng sẽ giúp da mềm hơn khiến bệnh nhân có cảm giác thoải mái hơn.
Chữa viêm da cơ địa bằng một số loại kem chống ngứa
Kem kháng viêm: Loại kem này giúp giảm các triệu chứng của bệnh như tình trạng mẩn đỏ hay sưng ngứa. Nhưng không nên lạm dụng mà hãy hạn chế sử dụng loại kem này để phòng ngừa tác dụng phụ của nó như làm mỏng da, thay đổi màu da, kích thích mọc lông,…
Kháng sinh: Nếu người bệnh bị nhiễm trùng thì nên sử dụng kem kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Nhưng chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp vết thương hở và chảy dịch thì cần phải đắp gạc và rửa mỗi ngày để tránh nguy cơ bội nhiễm.
Căng thẳng khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn
Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cần phải chú ý những điều sau:
-
Tắm nước ấm: Chỉ nên tắm nước ấm và không nên tắm nước nóng, không nên tắm quá 15 phút. Tắm xong có thể bôi kem dưỡng ẩm.
-
Không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng và chú ý tới việc vệ sinh chăn gối, nhà cửa.
-
Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
-
Hạn chế gãi chỗ ngứa, nếu trường hợp trẻ em bị nhiễm bệnh thì nên cắt móng tay và đeo bao cho các con.
-
Dùng băng dán vào vùng da bị tổn thương để bảo vệ da và tránh nguy cơ làm tổn thương da.
-
Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để da không bị kích ứng. Nếu có hãy sử dụng những loại xà phòng không có mùi hương và sau đó nhớ tắm thật sạch.
-
Có thể dùng máy tạo độ ẩm trong nhà.
-
Nên mặc những bộ đồ thoải mái để giảm kích ứng cho da. Chọn những chất liệu thấm hút mồ hôi và mềm mại.
-
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng vì căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn.
Hi vọng những thông tin về chữa viêm da cơ địa trong bài viết này sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn. Nếu cần được tư vấn, bạn có thể gọi tới số 1900 56 56 56, các bác sĩ chuyên khoa da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch khám sớm cho bạn.