Có nhiều trường hợp mọc răng khôn được bác sĩ chuyên khoa chỉ định nhổ để tránh những phiền toái, đau đớn và khó chịu do răng khôn gây nên. Nhằm bảo đảm cho cuộc nhổ răng diễn ra an toàn và thời gian lành thương nhanh, bác sĩ Trần Phương Thảo - Chuyên khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin về các điều kiện cần có cho việc chuẩn bị trước và sau nhổ răng khôn.
Điều kiện cần trước nhổ răng khôn
Trước nhổ răng khôn, bạn cần bảo đảm có sức khỏe chung tốt.
- Có sức khỏe chung tốt như không có hoặc đã kiểm soát được các bệnh liên quan đến quá trình can thiệp; dùng thuốc nha khoa trước, trong và sau nhổ răng nếu mắc các bệnh như huyết áp cao, máu khó đông, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,…
- Thông tin tới bác sĩ các tình trạng bệnh mạn tính đang mắc như bệnh viêm dạ dày, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp,… và các thuốc đang dùng như thuốc chống đông, kháng sinh, giảm đau, các thuốc có thể gây dị ứng,…
- Giảm tối thiểu số lượng vi khuẩn trong khoang miệng như:
+ Không có tình trạng viêm nhiễm, đau do nhiễm khuẩn ở trong miệng và vùng răng dự định nhổ;
+ Các lỗ sâu răng nên được trám hết để loại bỏ các vùng chứa vi khuẩn tiềm tàng trong miệng
+ Lấy sạch cao răng và điều trị triệt để viêm lợi trước khi nhổ răng, nếu răng dự định nhổ còn bị đau (đặc biệt là răng số 8) thì nên điều trị loại bỏ nhiễm khuẩn trước cho đến khi hết đau, vì nếu còn viêm nhiễm quanh răng sẽ gây giảm hiệu quả của thuốc gây tê trong lúc nhổ răng.
+ Có đơn thuốc và uống kháng sinh nha khoa một hoặc hai ngày trước khi nhổ răng nhằm tăng tính kháng khuẩn cho toàn bộ cơ thể.
- Chụp phim X-quang vùng răng cần nhổ để bác sĩ kiểm soát được hình thể, số lượng chân răng, tình trạng xương quanh ổ răng.
Một số lưu ý trước khi nhổ răng
Nên nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều giúp kiểm soát tốt nhất được sự cầm máu sau nhổ răng.
- Thời gian nhổ răng: Nên nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau nhổ răng.
- Nên ăn no trước khi nhổ răng.
- Phụ nữ không nên nhổ răng trong khi mang thai, cho con bú và có kinh nguyệt.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
- Việc nên làm:
+ Cắn chặt miếng gạc trong 20 phút cho đến khi ngừng chảy máu, tuy nhiên, không nên ngậm gạc quá lâu vì gạc sẽ hút hết chất dịch huyết tương từ vết thương khiến lâu lành hơn.
+ Chườm đá ngoài má để giảm độ sưng ngay sau khi nhổ, chườm trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng và chỉ chườm đá trong trường hợp quá đau nhức, sưng đau.
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau 24-48 giờ nhổ răng. Súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn chuyên dụng.
+ Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
+ Ăn đồ mềm, dễ nuốt và hạn chế nhai mạnh khu vực răng nhổ, tránh ăn đồ cứng, nóng, cay.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng sau 24-48 giờ nhổ răng.
- Việc không nên:
+ Súc miệng mạnh, liên tục hoặc đánh răng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật nhổ răng để tránh làm vỡ cục máu đông.
+ Chạm vào ổ nhổ bằng tay hoặc lưỡi vì nó có thể làm chảy máu thêm và nhiễm khuẩn vết thương.
+ Tập thể dục cường độ cao hoặc làm việc quá độ gây mất sức
+ Dùng các đồ uống có cồn, có gas, hút thuốc lá trong vòng 24 giờ.
+ Dùng đá hoặc nước lạnh tiếp xúc trực tiếp lên khu vực vết nhổ răng
+ Ngậm nước muối cũng như khạc nhổ suốt buổi sau khi nhổ răng.
+ Dùng ống hút, nhai kẹo cao su hoặc dùng lực mạnh khu vực cơ miệng
Chuyên khoa Răng - hàm - mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là một trong những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc răng miệng. Đặc biệt, chuyên khoa có các tiểu phẫu như nhổ răng khôn với sự hỗ trợ của các thiết bị phẫu thuật mới và việc tuân thủ thực hiện đúng quy trình chuyên môn của Bộ Y tế giúp mang lại hiệu quả điều trị không bị sang chấn, lành thương nhanh giúp bệnh nhân vận động sớm hơn, giảm các nguy cơ nhiễm trùng.