Mách bạn cách phòng tránh ung thư dạ dày đơn giản dễ thực hiện | Medlatec

Mách bạn cách phòng tránh ung thư dạ dày đơn giản dễ thực hiện

Một trong những bệnh lý ác tính thường gặp hiện nay đó là ung thư dạ dày. Có rất nhiều yếu tố dẫn tới ung thư dạ dày như ăn uống thiếu lành mạnh, lối sống không khoa học,... Bệnh chiếm tỷ lệ tử vong rất cao do dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn đầu thường không đặc hiệu và dễ gây nhầm lẫn sang những bệnh thông thường khác. Do đó, để không phải đối mặt với căn bệnh quái ác này, mỗi người cần phải tự trang bị những kiến thức hữu ích về các cách phòng tránh ung thư dạ dày!


06/05/2021 | Bác sĩ tư vấn: Khi nào bạn cần thực hiện sàng lọc ung thư dạ dày?
04/05/2021 | Ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì trong quá trình điều trị bệnh?
19/03/2021 | Người mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

1. Hiểu về căn bệnh ung thư dạ dày

Khi các tế bào ở niêm mạc dạ dày sinh trưởng một cách đột biến mất kiểm soát sẽ hình thành nên khối u và khối u này dần dần chèn ép, xâm lấn khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. 

Khác với các tế bào bình thường luôn tuân theo quy trình tự sinh ra và tự chết đi, một khi tế bào ung thư đã phát triển thì chúng sẽ tăng sinh mất kiểm soát gây bệnh tại khu vực mà chúng khu trú. Đến giai đoạn tiến triển, khối u hình thành từ các tế bào này sẽ bắt đầu xâm lấn vào các tổ chức lân cận, thậm chí tìm tới các cơ quan nằm ở xa hơn trong cơ thể và phá hủy chức năng tại những cơ quan đó. Hiện tượng này còn được gọi là ung thư di căn.

Cách phòng tránh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phổ biến và tỷ lệ tử vong cao

Ung thư dạ dày không phải là một loại bệnh truyền nhiễm nên nếu tiếp xúc với người bệnh thông qua nói chuyện, dùng chung đồ dùng cá nhân sẽ không khiến người khác bị lây. Do vậy, hạn chế tiếp xúc với người bệnh không phải là cách phòng tránh ung thư dạ dày mà cần phải dựa trên các yếu tố nguy cơ dẫn tới căn bệnh này.

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Những người mang những yếu tố nguy cơ cao là đối tượng có khuynh hướng dễ bị ung thư dạ dày hơn so với người bình thường. Cụ thể:

Giới tính và tuổi tác: 

Nam giới có tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với nữ giới. Ngoài ra ung thư dạ dày có thể xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 40 trở lên nhưng phổ biến hơn cả vẫn là lứa tuổi từ 50 - 60.

Tiền sử người thân trong gia đình:

Nếu bố mẹ hoặc anh chị em đã từng bị ung thư dạ dày thì bạn cũng có khả năng mắc căn bệnh này. Vẫn chưa tìm ra bằng chứng chứng minh ung thư dạ dày có tính chất di truyền qua gen hay do cùng nhiễm chủng HP gây bệnh mà chỉ biểu thị tính chất gia đình.

Người bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 

Nguy cơ hình thành ung thư dạ dày ở những người này cao gấp 2 - 4 lần so với người không nhiễm. Vi khuẩn HP là một tác nhân dẫn tới viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm thì sẽ trở thành tiền đề để ung thư phát triển. Tuy vậy có đến ⅔ dân số trên thế giới có vi khuẩn HP tồn tại trong cơ thể mà không bị ung thư dạ dày. Do đó nếu xét nghiệm phát hiện mình bị nhiễm HP thì bạn cũng đừng quá lo lắng, thay vào đó nên thực hiện thêm các nghiệm pháp khác để xác định chắc chắn rằng mình có thực sự mắc ung thư dạ dày không và tham khảo ý kiến bác sĩ để HP không trở thành mối lo đáng quan ngại đối với sức khỏe của bạn.

Người đã từng mắc bệnh về dạ dày: 

  • Polyp dạ dày: đây là những khối u nhỏ lành tính có trong niêm mạc dạ dày tuy nhiên chúng vẫn có khả năng tiến triển thành khối u ác tính, nhất là những polyp lớn > 1cm;

  • Người trước đây từng phải cắt dạ dày do dạ dày bị thủng và loét. Ung thư không xuất hiện ngay ở những trường hợp này mà phải mất tới nhiều năm sau khi phẫu thuật lần đầu mới có nguy cơ lộ diện;

  • Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày bất sản,...

Những ai hay hút thuốc và lạm dụng rượu bia: 

Đây là các chất gây kích thích dạ dày khiến cho niêm mạc cơ quan này dễ gặp tổn thương, về lâu dài gây viêm loét và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.

Chế độ ăn: 

Nếu ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), đồ hun khói, thịt quay nướng, đồ muối chua cũng khiến nguy cơ bị ung thư dạ dày tăng cao.

Thức ăn hun khói, đồ nướng không tốt cho niêm mạc dạ dày

Thức ăn hun khói, đồ nướng không tốt cho niêm mạc dạ dày

Các yếu tố khác:

  • Người sống trong điều kiện sinh hoạt chật chội, không đảm bảo dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn HP lây lan;

  • Làm việc trong môi trường chứa nhiều chất hóa học độc hại như amiang, than đá, niken,...

3. Bỏ túi các cách phòng tránh ung thư dạ dày 

Riêng có các yếu tố như độ tuổi, giới tính hay nhóm máu là không thể thay đổi được để phòng tránh ung thư dạ dày. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ nhằm phát hiện sớm các nguy cơ ung thư dạ dày để được điều trị ngay từ khi bệnh mới khởi phát, nhờ đó mà hiệu quả điều trị cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Bên cạnh tầm soát ung thư, các cách phòng tránh ung thư dạ dày sau đây cũng giúp hạn chế phần nào khả năng mắc căn bệnh này:

  • Chữa trị dứt điểm các bệnh lý liên quan tới dạ dày:

  • Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc đang mắc bệnh về dạ dày, nên đi khám và tuân theo các chỉ định của bác sĩ;

  • Khi vi khuẩn HP vượt quá giới hạn an toàn, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh để giảm thiểu tối đa những tác động xấu do chúng gây ra.

  • Duy trì một lối sống khoa học và lành mạnh:

  • Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục điều độ để nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng và kiểm soát tốt cân nặng;

  • Thay vì tiêu thụ quá nhiều các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chua muối thì nên tăng cường bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin, tôm, cua, cá,...;

  • Ngưng sử dụng thuốc lào, thuốc lá và rượu bia. Nếu bạn có thói quen dùng những sản phẩm này mỗi khi gặp stress thì nên thay thế bằng các biện pháp giảm căng thẳng lành mạnh hơn như tập yoga, đi bộ, nấu ăn, nghe nhạc thư giãn, ngồi thiền,...

  • Bảo hộ lao động đầy đủ nếu bạn phải làm việc trong điều kiện chứa các chất  độc hại, tránh để phơi nhiễm với những chất này vì chúng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác bên cạnh ung thư dạ dày.

Lối sống lành mạnh là một trong những cách phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả

Lối sống lành mạnh là một trong những cách phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả

Mặc dù ung thư dạ dày là một bệnh chưa thể biết chính xác nguyên nhân nhưng nắm được những yếu tố nguy cơ cũng là tiền đề để xác định được các cách phòng tránh ung thư dạ dày. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vẫn đang tích cực triển khai gói dịch vụ tầm soát ung thư, quý bạn đọc nếu có nhu cầu muốn biết thêm về căn bệnh này hoặc các thông tin liên quan tới dịch vụ, xin vui lòng nhấn số 1900565656, tổ tư vấn của MEDLATEC sẽ giải đáp và đăng ký lịch khám cho quý bạn đọc.

Ung thư dạ dày là tổn thương ác tính được phát triển từ các lớp của thành dạ dày. Theo Globocan-2018, tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư dạ dày là 17.527

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp