Hạch bạch huyết có lẽ không còn quá xa lạ đối với chúng ta, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, đó là tín hiệu thông báo cơ thể bạn đang bị virus hoặc vi khuẩn tấn công. Chính vì thế. các bậc phụ huynh cần thận trọng khi phát hiện trẻ nổi hạch, nhất là vị trí sau tai. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng kể trên?
24/01/2022 | Nổi hạch dưới hàm có phải là bệnh lý ác tính hay không? 26/11/2021 | Bị nổi hạch ở cổ - những vấn đề cần ghi nhớ ngay 25/10/2021 | Nổi hạch nhiều ở cổ nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không?
1. Hiện tượng nổi hạch ở trẻ nhỏ
Trên thực tế, hiện tượng xuất hiện hạch bạch huyết trên cơ thể khá phổ biến, sự xuất hiện của hạch trên cơ thể giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, ví dụ như vi khuẩn hoặc virus. Hạch bạch huyết sở hữu chức năng này nhờ lượng tế bào bạch cầu tương đối lớn. Khi hạch bạch huyết có dấu hiệu sưng to, các bạn nên thận trọng, đây là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn, virus đang tích tụ trong cơ thể và có nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng.
Hiện tượng sưng hạch bạch huyết xảy ra khá phổ biến
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nổi hạch bạch huyết tương đối cao, hạch có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có thể nhắc tới: cổ, nách hoặc sau tai,… Dù trẻ nổi hạch ở vị trí nào đi chăng nữa, các bậc phụ huynh cũng phải thận trọng, chủ động theo dõi và cho bé điều trị trong trường hợp cần thiết.
Ở trẻ nhỏ, tình trạng nổi hạch bạch huyết phía sau tai khá phổ biến, thông thường hạch có kích thước tương đối nhỏ, xấp xỉ hạt đậu xanh. Nếu cha mẹ không để ý kỹ, họ rất dễ nhầm lẫn hạch bạch huyết sau tai với nốt mụn trứng cá và bỏ qua việc theo dõi.
2. Nguyên nhân nào gây hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ?
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: nguyên nhân gây hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ? Cha mẹ cần nắm được lý do để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, điều trị phù hợp dành cho các bé. Nếu chủ quan, sức khỏe của bé có nguy cơ bị đe dọa và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Nguyên nhân nào gây hiện tượng trẻ nổi hạch ở phía sau tai?
Nhìn chung, hiện tượng trẻ nổi hạch phía sau tai xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do hệ miễn dịch của bé suy giảm, một số cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công, gây sưng hạch bạch huyết. Trong tình huống này, các bậc phụ huynh cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý, tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đó là cách tốt nhất để kiểm soát sự phát triển của hạch bạch huyết.
Nhiễm trùng cũng là lý do khiến trẻ nổi hạch ở phía sau tai, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Khi bị nhiễm trùng, bé không chỉ phát hiện hạch bạch huyết sưng mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác, cụ thể là: sởi, viêm amidan hoặc thủy đậu,… Khi phát hiện, các bậc phụ huynh cần cho bé đi khám và điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện trẻ nổi hạch, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Trong giai đoạn đầu phát triển, kích thước của hạch tương đối nhỏ và hầu như không khiến trẻ cảm thấy đau hoặc khó chịu. Điều này khiến các bậc phụ huynh không kịp thời phát hiện và cho con điều trị.
Như vậy, dù hạch bạch huyết thuộc dạng lành tính hay ác tính, chúng ta cũng nên quan tâm và điều trị để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường ở trẻ nhỏ
3. Kinh nghiệm phân biệt hạch lành tính và hạch ác tính
Nhìn chung, cha mẹ thường tỏ ra khá lo lắng khi thấy trẻ nổi hạch, họ không biết hạch thuộc dạng lành tính hay ác tính để có biện pháp điều trị thích hợp. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau để phân biệt hạch lành tính hoặc ác tính ở trẻ nhỏ nhé!
Đối với hạch lành tính ở phía sau tai, kích thước tương đối nhỏ, sau một thời gian hầu như không có nhiều thay đổi về kích thước. Đồng thời hạch lành tính có khả năng di động tốt và sẽ tự biến mất sau 1 - 2 tháng.
Ngược lại, khi hạch bạch huyết có kích thước lớn lên từng ngày, cố định một vị trí thì các bậc phụ huynh nên thận trọng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hạch ác tính đang xuất hiện trên cơ thể của trẻ. Đặc biệt, hạch ác tính sẽ không tự lặn như hạch lành tính, lúc này bé cần được theo dõi và điều trị để kiểm soát tình trạng sưng hạch bạch huyết, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Hạch lành tính và ác tính có nhiều điểm khác biệt
Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác trẻ nổi hạch ác tính hay không, bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại, ví dụ như phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm. Tùy vào đặc điểm của hạch, bé sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp kiểm tra khác nhau. Cha mẹ nhớ thông báo cho bác sĩ về các đặc điểm trẻ gặp phải để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất nhé!
4. Địa chỉ theo dõi và điều trị cho trẻ nổi hạch
Sưng hạch bạch huyết là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt khi tình trạng này xảy ra với trẻ nhỏ. Bởi vì, cơ thể của trẻ rất nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chính vì thế vi khuẩn, virus có nhiều cơ hội tấn công và để lại tổn thương nghiêm trọng.
Tốt nhất, chúng ta nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để theo dõi và điều trị khi trẻ nổi hạch trong một thời gian dài. Cụ thể, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín hàng đầu, có hơn 26 năm kinh nghiệm hoạt động. Các bác sĩ dày dặn chuyên môn luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp từ phía cha mẹ.
Đặc biệt, hệ thống máy móc, trang thiết bị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đầu tư hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Hiện nay, bệnh viện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP của Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ. Như vậy, các bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ CAP
Việc phát hiện và điều trị khi trẻ nổi hạch là vô cùng cần thiết, các bậc phụ huynh nên chủ động theo dõi và cho bé điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ. Đối với gia đình quan tâm tới dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên lạc Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn.