Lý giải nguyên nhân bàn tay nổi gân xanh và cách điều trị | Medlatec

Lý giải nguyên nhân bàn tay nổi gân xanh và cách điều trị

Bàn tay nổi gân xanh thấy rõ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Vậy nổi gân xanh ở bàn tay, hoặc các vị trí khác trên cơ thể có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nào về sức khỏe không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.


10/12/2020 | Phương pháp điều trị và các loại thuốc trị giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay
10/12/2020 | Bệnh giãn tĩnh mạch tay là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
10/12/2020 | Hỏi đáp: Chân nổi gân xanh có nguy hiểm không

1. Tại sao có tình trạng bàn tay nổi gân xanh?

Gân xanh là những đường tĩnh mạch nông nằm sát da, có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan quay trở về tim. Các đường gân xanh nổi ở tay là những đường tĩnh mạch của tay.

Tay nổi nhiều gân xanh do nguyên nhân gì?

  • Do màu da: Những người có nước da trắng, nhạt màu có thể nhìn thấy rõ những đường gân xanh nằm dưới da hơn so với người có nước da tối màu. Da mỏng cũng có thể để lộ các đường gân xanh.

  • Do quá gầy: Những người quá gầy có lớp mỡ dưới da mỏng nên không thể che phủ hết các tĩnh mạch nông khiến chúng hiện rõ.

  • Do vận động mạnh: Những người lao động nặng, các vận động viên trong quá trình làm việc, luyện tập có thể thấy rõ các đường tĩnh mạch do cơ căng phồng đẩy lên. Các tĩnh mạch sẽ dần bình thường khi nghỉ ngơi.

  • Quá trình mang thai: Phụ nữ khi mang thai có thể tích máu lớn hơn rất nhiều so với người phụ nữ bình thường, các mạch máu cũng phải hoạt động nhiều hơn nên thường có hiện tượng nổi gân xanh khi mang thai. Các tĩnh mạch sẽ quay lại bình thường khi quá trình mang thai kết thúc.

  • Do các vấn đề sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch: Tình trạng gân xanh nổi rõ ở bàn tay, cánh tay, chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể báo hiệu các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.

Bàn tay nổi gân xanh có thể là dấu hiệu vấn đề sức khỏe của tĩnh mạch

Gân xanh nổi ở trên bàn tay có thể là dấu hiệu vấn đề sức khỏe của tĩnh mạch

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch khiến tay chân nổi gân xanh:

Viêm tĩnh mạch

Là nguyên nhân thường gặp gây suy giãn tĩnh mạch, có thể liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng, chấn thương ở tĩnh mạch hoặc rối loạn tự miễn.

Suy tĩnh mạch

Là vấn đề thường gặp với tĩnh mạch ở chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở tay, khiến máu lưu thông khó khăn hơn trong các tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch phì ra, gây đau và khó chịu cho người bệnh.

Hình ảnh bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân

Hình ảnh bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân

Huyết khối tĩnh mạch nông

Là hiện tượng hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn ở mạch máu, gây đau và khó chịu cho người bệnh nhưng thường không gây nguy hiểm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Các huyết khối ở tĩnh mạch sâu có thể hình thành sau khi truyền tĩnh mạch kéo dài hoặc chịu ảnh hưởng từ các chấn thương vào tĩnh mạch, tương tự như nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu. Các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu nếu vỡ ra có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Vị trí nổi gân xanh trên cơ thể và các vấn đề sức khỏe tương ứng

Không chỉ ở tay, chân, bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể xảy ra tình trạng nổi gân xanh do những vấn đề của tĩnh mạch. Gân xanh các phình to, hiện rõ trên da và càng ngoằn ngoèo báo hiệu mức độ tổn thương của tĩnh mạch đang chuyển nặng và thời gian tổn thương đã kéo dài. 

Nổi gân xanh ở đầu

Nếu có các đường gân xanh nổi ở đầu kèm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, người bệnh rất dễ bị xơ cứng động mạch não và dẫn đến đột quỵ. Khi tăng huyết áp có thể khiến các đường gân xanh nổi lên ở vùng thái dương. Căng thẳng kéo dài cũng có thể khiến các đường gân xanh nổi ở trán. Nếu các đường gân xanh chuyển dần sang màu tím cần cẩn thận hơn vì rất dễ bị đột quỵ.

Căng thẳng kéo dài có thể khiến các đường gân xanh nổi ở đầu

Căng thẳng kéo dài có thể khiến các đường gân xanh nổi ở đầu

Nổi gân xanh ở cổ

Các đường gân xanh nổi lên ở cổ báo hiệu các vấn đề về tim mạch và phổi. Các chức năng tim có thể gặp các vấn đề như viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch ngoài màng tim. 

Nổi gân xanh ở bụng

Báo hiệu các vấn đề về chức năng gan và khối u.

Nổi gân xanh ở cánh tay, bàn tay

Là triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch ở tay, phổ biến ở người lớn tuổi. Có thể có các triệu chứng khác như hay đau lưng, dễ căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do các chất thải ứ đọng dưới eo. 

Nổi gân xanh trên ngón tay

Các đường gân xanh nổi rõ trên ngón tay là biểu hiện các vấn đề về đường tiêu hóa: trĩ, dạ dày, táo bón. Nổi gân xanh ở mép ngón út cho thấy chức năng của thận đang có vấn đề, mồ hôi ra nhiều, chân tay yếu ớt, hay cảm thấy mệt mỏi.

Nổi gân xanh ở bìu

Tình trạng gân xanh nổi ở bìu kèm với triệu chứng sưng, đau và cảm thấy nặng vùng đáy chậu là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nhẹ. Nếu bị nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng, tinh trùng chất lượng thấp hoặc có thể vô sinh.

Gân xanh nổi ở chân

Là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới, với biểu hiện rõ là các đường gân xanh nổi phồng lên, ngoằn ngoèo. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng như gây viêm loét, thường là ở mắt cá chân, có thể gây tắc nghẽn mạch máu do hình thành huyết khối, nếu tắc nghẽn lan đến động mạch phổi có thể gây tử vong, nhưng nếu được điều trị kịp thời bệnh thường không gây nguy hiểm gì.

Chân là vị trí thường bị suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể

Chân là vị trí thường bị suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể

3. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch khiến bàn tay nổi gân xanh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch mà các phương pháp điều trị phù hợp được đưa ra. 

Điều trị bằng thuốc

Nếu giãn tĩnh mạch do viêm tĩnh mạch có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm kết hợp chườm ấm để giảm đau. Nếu có hình thành máu đông, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống đông máu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt bỏ

Bệnh nhân được loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn qua tiểu phẫu ở tay.

Liệu pháp laser

Sử dụng sóng cao tần hoặc sóng radio để loại bỏ những đoạn tĩnh mạch bị suy giãn.

Điều trị xơ cứng

Tĩnh mạch được tiêm thuốc gây xơ có chứa hóa chất gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, gây phản ứng viêm khiến lòng mạch bị xơ hóa và dính lại, các tĩnh mạch đã bị suy giãn sẽ được loại bỏ.

Tuốt loại bỏ và nối tĩnh mạch

Phương pháp này thường chỉ dành cho các tĩnh mạch lớn. Các tĩnh mạch còn lại sẽ đảm nhiệm các công việc của tĩnh mạch đã bị tuốt loại bỏ để tiếp tục lưu thông máu bình thường. 

Gân xanh nổi lên có thể là những dấu hiệu thể hiện những bất thường của cơ thể. Nếu gặp phải tình trạng bàn tay nổi gân xanh, hoặc ở các vị trí khác, bạn có thể gọi đến hotline 1900565656 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp