Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khi bị vết thương ở chân | Medlatec

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khi bị vết thương ở chân

Trong cuộc sống hàng ngày, những vết thương ở chân, tay hay các vị trí khác thường không khó để bắt gặp. Một số có thể tự lành, nhưng không ít trường hợp dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng, có thể gây hoại tử. Đặc biệt, vết thương ở chân có miệng hở là mối quan tâm, lo ngại của nhiều người, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.


23/10/2020 | Những lưu ý khi xử trí vết thương chảy mủ
23/10/2020 | Tìm hiểu cách xử lý vết thương bị sưng đúng cách

1. Thế nào là vết thương đã nhiễm trùng

vết thương ở chân có thể hình thành do quá trình sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao hay phẫu thuật. Vết thương phổ biến, thường gặp nhất là các dạng vết thương hở hình thành bởi vết rạch, đâm, va chạm,... Tùy theo tính chất, tình trạng tổn thương, Vết thương ở chân có thể tự lành hoặc phải can thiệp các phương pháp, kỹ thuật cần thiết. 

Những vết thương, vết bỏng, loét hay phẫu thuật nếu không được chăm sóc khoa học có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Một số vết thương ở mức độ nhẹ có thể tự liền da hoặc phục hồi khi có sự can thiệp của thuốc. Tuy nhiên, những vết thương đã bị vi khuẩn xâm nhập nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây hậu quả xấu đến sức khỏe. Do đó cần chủ động chăm sóc, vệ sinh vết thương đúng cách theo sự hướng dẫn của y bác sĩ.

Bên cạnh các vết thương hình thành do lao động, sinh hoạt, tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện sau phẫu thuật. Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật, có nguy cơ cao gây tử vong. Vết mổ nhiễm trùng còn dẫn đến làm chậm quá trình phục hồi, kéo dài thời gian điều trị và gây tốn kém.

Vết thương khi nhiễm trùng có một số triệu chứng sau:

  • Tại miệng vết thương tiết ra nhiều dịch vàng, xanh kèm mùi hôi tanh và mủ gây khó chịu.

  • Các vùng lân cận có cảm giác đau nhức tăng dần theo thời gian, xuất hiện các vết sưng đỏ, phù nề.

  • Vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến mệt mỏi kéo dài kèm theo sốt cao. 

Vết thương nhiễm trùng nếu sớm được phát hiện, chẩn đoán chính xác vi khuẩn gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng, hạn chế thấp nhất các biến chứng nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe.

Vết thương ở chân nhiễm trùng có thể dẫn đến sốt cao kéo dài gây mệt mỏi

Vết thương nhiễm trùng có thể dẫn đến sốt cao kéo dài gây mệt mỏi

2. Xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng

Xác định được vi khuẩn gây nhiễm trùng giúp quá trình điều trị vết thương diễn ra thuận lợi hơn, phương pháp thường được sử dụng là xét nghiệm cấy dịch vết thương. Để thực hiện kỹ thuật này, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy dịch hoặc mủ tiết ra từ vết thương hở. Các đĩa thạch thường chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp kích thích vi khuẩn phát triển tạo thành các lạc khuẩn. Để từ đó xác định chủng loại của vi khuẩn.

Quá trình lấy dịch phẩm thường diễn ra nhanh chóng và đơn giản. Trong quá trình sát khuẩn, nhân viên y tế tiến hành thoa cồn 70 độ quanh miệng vết thương và sử dụng que bông vô khuẩn thấm dịch, cho vào ống vô trùng có nắp. Bên cạnh sử dụng tăm bông, có thể dùng kim tiêm để hút dịch.

Trong trường hợp vết thương chứa ít dịch mủ hoặc nằm quá sâu, nhân viên y tế cần tiến hành sát khuẩn bằng cồn 70 độ, phần miệng vết thương lau sạch bằng nước muối sinh lý. Sau đó nhanh chóng dùng que bông vô khuẩn thấm lấy dịch mủ hay phần mô dập nát và cho vào lọ chứa bệnh phẩm, đưa đến phòng xét nghiệm.

Bệnh phẩm sau khi lấy cần nhanh chóng vận chuyển đến phòng xét nghiệm, tối đa trong khoảng thời gian 2 tiếng, dịch lấy trong ống kim tiêm là 6 tiếng. Có thể giữ được trong môi trường chuyên biệt trong  vòng 3 ngày.

Kéo dài tình trạng nhiễm trùng vết thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Kéo dài tình trạng nhiễm trùng vết thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Vết thương ở chân nên ăn gì

Để vết thương nhanh chóng được phục hồi, mỗi cá nhân cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, nên bổ sung các chất sau:

  • Thực phẩm giúp tái tạo, sản sinh máu.

  • Thực phẩm chứa nhiều Protein, Vitamin B, C, K.

  • Thực phẩm giàu chất khoáng, kẽm.

Vết thương ở chân nên kiêng gì

Bên cạnh đó, để hạn chế thấp nhất các biến chứng, đẩy nhanh quá trình phục hồi, nên hạn chế những thực phẩm sau đây:

Thịt gà và nếp

Thịt gà và nếp là thực phẩm cần tránh đối với những người đang có vết thương hở, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu kéo da non. Sử dụng quá nhiều thực phẩm này có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, sau khi kết thúc quá trình điều trị, phục hồi, vết thương có thể để lại sẹo rất lớn.

Rau muống

Rau muống là thực phẩm phổ biến trong bữa hàng ngày. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có vết thương hở, rau muống có thể gây hình thành những mô sẹo lồi mất thẩm mỹ. 

Thịt bò

Thịt bò tuy chứa nhiều Protein, có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe, tuy nhiên không khuyến khích sử dụng cho đối tượng có vết thương ở chân. Thịt bò làm tăng nguy cơ hình thành các vết sẹo và thâm vĩnh viễn, khó điều trị bằng các can thiệp thông thường như thoa thuốc.

Hạn chế hải sản

Hải sản được xem là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có vết thương hở, hải sản có thể gây dị ứng dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.

Đối tượng bị thương ở chân nên xây dựng một số độ giàu Vitamin và Protein

Đối tượng bị thương ở chân nên xây dựng một số độ giàu Vitamin và Protein

4. Lưu ý khi chăm sóc vết thương

Trong quá trình chăm sóc vết thương ở chân, để rút ngắn thời gian phục hồi, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế tiếp xúc nước với vết thương.

  • Không nên tự ý sử dụng các vị thuốc dân gian thoa lên vết thương.

  • Hạn chế sử dụng tay để bóc vảy hoặc chạm vào vết thương.

  • Chỉ nên sử dụng thuốc thoa khi vết thương đã bắt đầu kéo da non và có dấu hiệu phục hồi.

  • Chăm sóc tại nhà nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

  • Nên thăm khám khi vết thương xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

  • Vết thương nên được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch sát khuẩn, sát trùng.

  • Hạn chế cho vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, nên băng bó cẩn thận mỗi khi ra ngoài.

  • Buổi tối khi đi ngủ nên tháo băng để vết thương được thông thoáng.

Quá trình chăm sóc vết thương nên tham khảo và tuân thủ ý kiến bác sĩ

Quá trình chăm sóc vết thương nên tham khảo và tuân thủ ý kiến bác sĩ

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị các vết thương ở chân, nên sớm tiến hành thăm khám, chăm sóc phù hợp. Nếu cần đặt lịch thăm khám, có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 565656 để được tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp