Lưng bị cong do cong vẹo cột sống là hiện tượng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ tránh được ảnh hưởng xấu đến ngoại hình và chức năng của các cơ quan lân cận. Vậy dấu hiệu nhận diện tình trạng này là gì và xử trí ra sao, nội dung bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể.
10/03/2023 | Mổ cột sống lưng bao nhiêu tiền? và những thông tin cơ bản về dịch vụ phẫu thuật này 07/11/2022 | Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng có tác dụng gì? 25/10/2022 | Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng
1. Lưng bị cong là như thế nào?
Lưng bị cong là một dị tật do vẹo cột sống gây ra. Cụ thể hơn, nó chính là tình trạng cột sống cong bất thường sang một bên hoặc đổ về phía trước hay phía sau xương sống. Bệnh lý này dễ gặp ở độ tuổi 10 - 15 và phổ biến hơn ở các bé gái.
Tình trạng lưng bị cong rất dễ gặp ở trẻ em
Tình trạng cong lưng do cột sống bị cong vẹo thường do bẩm sinh, ngoài ra còn có một số yếu tố khác gây nên như:
- Thời kỳ mang thai: bào thai phát triển quá nhanh nên không kịp thích ứng với cơ thể mẹ và bị chèn ép khiến cho xương sống bị cong vẹo. Trường hợp bào thai bị tác động mạnh hay mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng là tác nhân gây cong lưng ở thai nhi.
- Tư thế ngồi không đúng trong suốt một thời gian dài.
- Bất thường về cấu tạo tủy sống và não.
2. Phân loại và nhận diện tình trạng lưng bị cong
2.1. Các dạng lưng cong thường gặp
Có 2 dạng lưng cong do vẹo cột sống thường gặp là:
- Lưng cong hình chữ C: cột sống uốn cong theo một hướng tạo thành hình chữ C. Dạng này ít nguy hiểm hơn so với dạng còn lại nhưng có thể tiến triển từ chữ C sang chữ S một cách nhanh chóng nếu không điều trị ngay.
- Lưng cong hình chữ S: liên quan tới đường cong phần ngực và thắt lưng nên còn được gọi là vẹo cột sống kép. Thời gian đầu rất khó phát hiện bệnh vì đôi khi đường cong cột sống có xu hướng cân bằng lẫn nhau. Tuy là dạng lưng cong hiếm gặp hơn chữ C nhưng cần được điều trị tích cực và khẩn cấp để tránh dị dạng cột sống.
2.2. Dấu hiệu nhận biết lưng bị cong
Khi lưng bị cong thường có các dấu hiệu sau:
- Gai đốt sống không nằm thẳng hàng.
- Phần dốc hai vai thường bên thấp bên cao.
- Xương bả vai bị nhô ra bất thường.
- Độ rộng, hẹp ở phần giữa cánh tay với thân không giống nhau.
- Khoảng cách ở 2 mỏm xương đến bả vai không đồng đều.
- Nếu xoáy vặn cột sống thì xương sườn sẽ lồi lên.
3. Mức độ nguy hiểm của hiện tượng lưng cong và cách xử trí
3.1. Hệ lụy xấu do lưng cong gây ra
Hiện tượng lưng bị cong cần được điều trị sớm vì nó có thể gây nên những hệ lụy tiêu cực:
Lưng cong gây nên những cơn đau khó chịu ở cột sống
- Phổi và tim bị tổn thương: nếu lưng cong do cột sống bị vẹo nghiêm trọng thì phổi và tim có thể bị xương sườn đè lên. Khi lồng ngực ép vào phổi sẽ gây khó thở, nếu ép vào tim sẽ khiến cho việc bơm máu bị cản trở.
- Tự ti về ngoại hình: các biểu hiện thay đổi về ngoại hình như: lệch thân mình và thắt lưng sang một bên, vai lệch, nổi rõ xương sườn,... sẽ khiến cho người lưng bị cong tự ti.
- Đau lưng: càng lớn tuổi thì người bị cong lưng càng bị đau lưng mạn tính kết quả là tâm lý và chất lượng sống giảm sút nghiêm trọng.
3.2. Phương pháp điều trị lưng cong như thế nào?
3.2.1. Chẩn đoán
Cong lưng do xương cột sống bị cong vẹo có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu như đã nói ở trên nên ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở xương cột sống người bệnh nên sớm đến chuyên khoa xương khớp thăm khám để được điều trị hiệu quả. Trẻ em nên được thăm khám, kiểm tra xương khớp tổng quát định kỳ 6 tháng/lần để đánh giá cột sống, phát hiện và ngăn chặn sớm chứng cong vẹo cột sống.
Có nhiều dạng cong lưng do cong vẹo xương sống và mỗi loại sẽ khởi phát ở độ tuổi cụ thể, có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng. Mặt khác, hiện tượng lưng bị cong còn thay đổi theo thời gian nên chẩn đoán cũng gặp nhiều khó khăn.
Người bệnh muốn chẩn đoán chính xác có phải lưng bị cong không cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và thực hiện những kiểm tra cần thiết như:
Hình ảnh chụp X-quang giúp phát hiện cột sống cong bất thường
- Chụp X quang: đo mức độ vẹo của cột sống.
- Chụp MRI: đánh giá mô mềm.
- Chụp CT-Scanner: nhìn rõ xương và cấu trúc trong cột sống.
- Diện chẩn: kiểm tra dẫn truyền tủy sống và dây thần kinh.
3.2.2. Phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị lưng bị cong do vấn đề về cột sống sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân, như:
- Dùng thuốc: kháng viêm, giảm đau đối với các trường hợp điều trị triệu chứng cong lưng do bất thường về cột sống gây ra.
- Nẹp cột sống: người bệnh đeo áo nẹp để điều chỉnh tư thế và theo dõi diễn tiến của bệnh.
- Trị liệu thần kinh cột sống: dùng tay để tạo ra lực tác động đến cấu trúc xương khớp sai lệch để nắn chỉnh lại kết hợp với vật lý trị liệu giúp mô cơ vùng cột sống được làm mềm. Ngoài ra, nếu cần thiết có thể kết hợp đeo đai cố định.
- Phẫu thuật: áp dụng với các trường hợp lưng bị cong mức độ nặng.
- Vật lý trị liệu: áp dụng các bài tập được thiết kế riêng cho mỗi bệnh nhân hoặc dùng thiết bị hỗ trợ để khôi phục độ cong cột sống và giảm đau cho người bệnh.
Nhìn chung, lưng bị cong dù ở trẻ em hay người lớn thì cũng là bệnh lý dễ gặp, nếu không được điều trị từ đầu thì rất khó cải thiện cột sống về nguyên dạng. Đối với trẻ em, ngay khi bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên theo dõi, nếu thấy phần vai, eo, cột sống hay hông có biểu hiện bất thường thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán đúng và có biện pháp để cải thiện từ sớm, giúp cho chất lượng cuộc sống về sau của trẻ được đảm bảo và cải thiện.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín trong chẩn đoán hình ảnh các bệnh lý về cột sống gây nên hiện tượng lưng bị cong. Hiện bệnh viện sở hữu Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh với hệ thống máy móc hiện đại như: máy chụp MRI thế hệ mới, máy chụp CT, máy đo mật độ xương,... giúp quý khách nhanh chóng phát hiện tổn thương cột sống để điều trị hiệu quả.
Quý khách có nhu cầu kiểm tra, chẩn đoán để biết chính xác lưng bị cong hay không có thể thông qua tổng đài 1900 56 56 56 đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa.