Tình trạng lông mọc ngược xuất hiện có thể dẫn đến hiện tượng da bị sưng viêm và gây nên cảm giác không thoải mái do đau, ngứa, khó chịu. Đây là một tình trạng mà cả nam giới và nữ giới đều có khả năng gặp phải. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của MEDLATEC để bỏ túi những thông tin hữu ích về tình trạng này.
26/12/2022 | 5 cách triệt lông cho nam giới an toàn, hiệu quả 26/11/2022 | Lông mi mọc ngược nguyên nhân do đâu và cách khắc phục 07/11/2022 | Hướng dẫn 2 cách wax lông vùng kín nam giới tại nhà
1. Tình trạng lông mọc ngược là như thế nào và một số triệu chứng
Tình trạng lông mọc ngược là sự bất thường xảy ra khi các sợi lông có hiện tượng cuộn tròn và mọc ngược vào phía bên trong da. Vì lúc bình thường, chúng sẽ mọc thẳng lên trên bề mặt da thông qua lỗ chân lông.
Tình trạng này có thể bắt gặp ở bất cứ vị trí có xuất hiện lông nào trên cơ thể như nách, vùng mu, da đầu, mặt và cổ, lưng, ngực,... Trong đó, nó sẽ xảy ra phổ biến hơn ở các vị trí được nhổ hoặc cạo lông một cách thường xuyên.
Có một số triệu chứng thường gặp giúp nhận biết tình trạng lông bị mọc ngược vào bên trong như:
-
Có mụn mủ xuất hiện ở vùng chân lông;
-
Da bị sạm màu, trở nên hơi thâm;
-
Cảm giác ngứa, đau tại vùng da có lông bị mọc ngược.
-
Có những cục u nhỏ ở chân lông.
-
Lông mọc chìm, được bọc phía dưới bề mặt da.
Tình trạng này thường sẽ không dẫn đến vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng. Song nó có thể gây viêm, đau, ngứa ngáy cũng như dẫn đến các vết sưng nhỏ ở vị trí vùng chân lông đó. Đồng thời, cũng làm người mắc phải đối diện với cảm giác khó chịu và e ngại. Cùng với đó, cũng cần lưu ý rằng trường hợp không biết cách xử lý, tình trạng này có khả năng khiến da bị nhiễm trùng nặng hơn.
Tình trạng lông mọc ngược có thể gây đau, viêm và có vết sưng
2. Tình trạng lông mọc ngược nguyên nhân do đâu?
Lông mọc ngược là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Theo đó, dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này.
2.1. Cấu trúc của nang lông và hướng của sợi lông
Đây là yếu tố có thể tác động tới cách mọc của các sợi lông. Cụ thể, trạng thái mọc thẳng của chúng sẽ gặp khó khăn ở những đối tượng có lông xoăn. Từ đó, chúng dễ bị cuộn vào trong và làm xuất hiện hiện tượng mọc ngược.
2.2. Thói quen nhổ hoặc cạo lông
Thói quen thường xuyên nhổ hoặc cạo lông cũng có thể tác động lên da và làm cho lông bị mọc ngược vào bên trong. Chẳng hạn như khi nam giới cạo râu hoặc nữ giới thực hiện cạo lông tay, chân. Thay vì được lấy hết ra, một đoạn lông được để lại bên dưới bề mặt da có thể kích thích vùng da dẫn tới tình trạng viêm.
Thói quen cạo lông thường xuyên có thể khiến lông bị mọc ngược
2.3. Do nồng độ hormone giới tính cao
Các đối tượng có nồng độ androgen cao cũng đối diện nguy cơ cao bị lông mọc ngược. Đây là hormon giới tính có ảnh hưởng tới sự phát triển của lông, tóc. Vì thế, khi nó ở nồng độ cao sẽ có khả năng làm xuất hiện hiện tượng tăng trưởng diễn ra quá mức của lông so với bình thường. Thông qua đó, tạo điều kiện để lông mọc ngược vào trong thay vì mọc thẳng ra bên ngoài như thông thường.
2.4. Do không thực hiện tẩy tế bào chết cho da
Cụ thể, nếu không thực hiện việc tẩy tế bào chết cho da sẽ gây ra tình trạng bít tắc ở lỗ chân lông. Tình trạng này vô tình tạo thành "vật cản" làm cản trở việc mọc thẳng ra bên ngoài của các sợi lông. Thay vào đó, chúng phải mọc ngược vào bên trong.
2.5. Do thường xuyên mặc các loại trang phục quá bó sát vào cơ thể
Việc thường xuyên "diện" các loại quần áo chật, quá bó sát vào cơ thể duy trì trong một thời gian dài, nhất là khi thời tiết nắng nóng cũng có thể tạo cơ hội cho lông mọc ngược. Khi đó, các lỗ chân lông bị bít tắc khiến các sợi lông phải mọc ngược vào trong nang lông.
3. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng lông mọc ngược?
Cùng với việc nắm được các biểu hiện phổ biến và một số nguyên nhân gây ra, dưới đây là gợi ý về những cách có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng lông mọc ngược xảy ra. Cụ thể như sau:
3.1. Thực hiện tẩy tế bào chết cho da
Thực hiện bước tẩy da chết trong quy trình chăm sóc da sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn tế bào chết. Từ đó, hạn chế tình trạng lông bị mọc ngược. Vì thế, bạn nên thực hiện việc này hàng tuần từ 1-2 lần bằng cách sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết. Bên cạnh đó, có thể tự chuẩn bị hỗn hợp tẩy tế bào chết từ một số nguyên liệu như trà xanh, đường nâu, muối, bã cà phê,...
Nên thực hiện tẩy tế bào chết cho da để lông không bị mọc ngược
3.2. Điều chỉnh thói quen trong việc cạo hay nhổ lông
Đây là một việc làm có thể giúp làm nguy cơ lông bị mọc ngược giảm đi. Theo đó, cần thiết nên hạn chế việc cạo hay nhổ lông.
Nếu vẫn quyết định tiến hành việc này thì hãy chú ý bảo vệ làn da trước nguy cơ bị tổn thương. Cụ thể, bạn nên dùng loại kem cạo lông phù hợp với làn da; làm sạch da bằng nước ấm trước khi tiến hành cạo, tẩy hay nhổ lông; không cạo sát bề mặt da, cạo quá mạnh và nên cạo theo chiều mọc của lông; sau khi cạo lông nên chườm một chiếc khăn mát hoặc dùng kem dưỡng ẩm cho da;...
3.3. Cân nhắc phương pháp triệt lông bằng laser
Phương pháp triệt lông bằng laser giúp loại bỏ lông nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Đi kèm với đó, cũng khắc phục các nhược điểm khi thực hiện phương pháp cạo, nhổ hay tẩy lông và giúp làn da mềm mịn, trắng sáng. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc phương pháp này để hạn chế gây kích thích cho da, gây nên hiện tượng lông bị mọc ngược.
Có thể cân nhắc đến phương pháp triệt lông bằng laser
Nhìn chung, tình trạng lông mọc ngược xảy ra phổ biến và ai cũng có khả năng gặp phải. Đối với các trường hợp cần được thăm khám, quý khách hàng có thể đến gặp các bác sĩ tại Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Liên hệ ngay với MEDLATEC theo tổng đài: 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và giải đáp các thắc mắc liên quan đến sức khỏe một cách chi tiết.