Làm sao để nhận biết dấu hiệu ung thư phổi từ sớm? | Medlatec

Làm sao để nhận biết dấu hiệu ung thư phổi từ sớm?

Đảm bảo sức khỏe tốt luôn là mối bận tâm, ưu tiên hàng đầu của mỗi người. Tuy nhiên, những con số thống kê luôn cho thấy số ca mắc bệnh ung thư, điển hình nhất là ung thư phổi vẫn không ngừng gia tăng. Vậy làm sao có thể nhận biết dấu hiệu ung thư phổi và những cách phòng tránh hiệu quả, an toàn?


31/10/2020 | Ung thư phổi có lây không và cách phòng ngừa
19/10/2020 | Gói tầm soát ung thư phổi - Cơ hội phát hiện sớm mầm bệnh chưa có biểu hiện
19/07/2020 | Chụp CT phổi - giải pháp tầm soát ung thư phổi hiệu quả

1. Đôi nét liên quan đến bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh có số người mắc chỉ đứng thứ hai ở nước ta với khoảng 24.000 ca bệnh mới mỗi năm. Vì chức năng sinh lý đặc trưng nên phổi rất dễ bị tác động bởi môi trường, khiến các tế bào “lỗi” tăng sinh vượt ngoài tầm kiểm soát, hình thành nên các khối u ác tính.

Ung thư phổi gồm những phân loại chính sau:

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Tiến triển của bệnh và tốc độ di căn nhanh diễn ra nhanh chóng và khó điều trị. Điều này khiến bệnh nhân khó phát hiện được các dấu hiệu từ giai đoạn sớm.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Tiến triển và tốc độ di căn của phân loại này diễn ra chậm hơn so với loại trên. Vì vậy bệnh nhân vẫn có cơ hội chữa trị tốt hơn nếu được can thiệp kịp thời. Có 3 phân loại nhỏ sau:

  • Ung thư biểu mô tuyến: chiếm đa số trong các ca bệnh mắc ung thư phổi. Ung thư biểu mô tuyến không có triệu chứng bệnh rõ ràng, nên người bệnh khó phát hiện được ào giai đoạn sớm. 

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: tuy số ca bệnh không nhiều bằng loại trên, nhưng bệnh thường gây tổn thương ngay tại các đường thông khí lớn hoặc ngay tại vị trí trung tâm của phổi.

Đáng chú ý, theo những số liệu điều tra gần đây cho rằng, ung thư biểu mô tế bào vảy hiện đang gia tăng nhiều hơn so với ung thư biểu mô tuyến.

  • Ung thư biểu mô tế bào lớn: các tổn thương có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào ở phổi, quá trình tiến triển và xâm lấn nhanh, khiến việc điều trị khó khăn hơn hai loại trên, tỷ lệ bệnh nhân sống cũng rất thấp. Thế nhưng, đây là dạng bệnh khá hiếm gặp.

Số người bệnh mắc ung thư phổi luôn gia tăng từng ngày

Số người bệnh mắc ung thư phổi luôn gia tăng từng ngày

2. Dấu hiệu ung thư phổi ở giai đoạn sớm

Để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn cần phải chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm nói riêng và các loại bệnh khác nói chung. Một số triệu chứng đáng quan ngại như:

  • Khó thở: đây là triệu chứng chung của một số bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,… Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu ung thư phổi mà các bệnh nhân thường gặp khi hoạt động gắng sức, thậm chí kể cả khi nghỉ ngơi.

  • Ho: người bệnh có thể là ho khan, ho đàm hoặc có máu, xuất hiện lâu ngày, không rõ nguyên nhân. Tình trạng bệnh cũng không đáp ứng với thuốc giảm ho.

  • Đau ngực: các cơn đau thường có tính chất âm ỉ nên khiến người bệnh chủ quan, để tình trạng tái diễn lâu ngày, dai dẳng. Bệnh nhân cũng có thể thấy cảm giác đau nặng hơn lúc ho hoặc hít thở sâu.

  • Ngón tay dùi trống: ảnh hưởng từ bệnh lý khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxi có thể gây ra tình trạng “ngón tay dùi trống”, với các biểu hiện đau ngón tay, mất góc giữa móng tay và nền móng tay hoặc có thể lồi ra, ngón tay to ra, có vẻ bóng.

  • Sụt cân: bệnh nhân thường bị sụt cân nhanh nhưng không thể tìm ra nguyên nhân, tình trạng cũng không liên quan đến khẩu phần ăn hằng ngày.

  • Thường xuyên tái nhiễm các bệnh lý nhiễm trùng: bệnh nhân mắc các căn bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp nên kiểm tra về nguy cơ mắc ung thư phổi.

  • Nổi hạch cổ: bệnh nhân có thể tự sợ thấy những khối hạch to, sưng nhanh và rắn nhưng lại không mắc bệnh viêm nhiễm hô hấp trước đó.

  • Một số dấu hiệu khác: khàn tiếng, nuốt đau, nuốt nghẹn, người bệnh thường xuyên lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh,…

Dấu hiệu ung thư phổi ở bệnh nhân có ngón tay dùi trống

Bệnh nhân có ngón tay dùi trống

3. Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư phổi

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần lưu tâm đến các yếu tố nguy cơ có thể khiến cơ thể mắc bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. 

  • Thuốc lá: đây là yếu tố gây mắc bệnh nhiều nhất và cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến ung thư phổi. Người hút thuốc lá hay người tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém (trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi,…) đều có nguy cơ cao dẫn đến bệnh.

Thuốc lá vô cùng nguy hại đối với sức khỏe của bạn

Thuốc lá vô cùng nguy hại đối với sức khỏe của bạn

  • Di truyền: bạn nên lưu ý đến tiền sử gia đình của mình. Nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể cao gấp đôi so với những người khác nếu gia đình bạn có thành viên đã từng hoặc đang mắc ung thư phổi.

  • Độ tuổi: người bệnh thường có độ tuổi từ 40 - 60, tuy nhiên con số này đang trẻ hóa một cách nhanh chóng.

  • Nghề nghiệp: nếu do tính chất công việc đặc thù, thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh,… đều có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh.

  • Môi trường: do có chức năng sinh lý đặc thù, yếu tố môi trường có vai trò rất quan trọng đối với tình trạng hô hấp. Nếu chế độ ăn uống, vệ sinh, môi trường nước, không khí,… không được đảm bảo sẽ khiến bạn dễ nhiễm bệnh hơn.

4. Phòng bệnh như thế nào mới hiệu quả?

Theo các chuyên gia cho rằng, việc phòng bệnh quan trọng nhất chính là tạo lối sống, thói quen tốt cho bản thân để nâng cao sức khỏe, cụ thể như:

  • Không hút thuốc lá: có hơn 4.000 chất gây hại cho cơ thể có trong thuốc lá, cho nên đó cũng là nguyên nhân khiến người tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể mắc bệnh.

  • Thăm khám định kỳ (tối thiểu 6 tháng/lần): việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện từ sớm các dấu hiệu bất thường để được đưa ra các can thiệp, cùng những biện pháp chữa trị kịp thời.

  • Phòng tránh những yếu tố ô nhiễm từ môi trường: sử dụng các dụng cụ bảo hộ nếu buộc phải tiếp xúc với các chất có yếu tố nguy cơ. Đồng thời giữ vệ sinh khu vực sinh sống và môi trường sống xung quanh nhằm hạn chế các thành phần gây hại cho cơ thể. 

  • Dinh dưỡng: chú trọng đến những bữa ăn hằng ngày giúp bạn nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại các mầm bệnh xâm nhập.

  • Vận động: duy trì thói quen tập luyện hằng ngày vừa giúp bạn nâng cao độ dẻo dai của cơ bắp, còn có thể giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để nâng cao sức đề kháng

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để nâng cao sức đề kháng 

Các dấu hiệu trên có thể không phải là dấu hiệu ung thư phổi vì có một số bệnh khác có chung những triệu chứng như vậy. Để chẩn đoán chính xác hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, với những kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chúng tôi.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp