Lá thúi địch hay còn gọi là lá mơ lông. Loại lá này có thể ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau. Không những vậy, đây còn là một bài thuốc dân gian, hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
09/01/2023 | Lá sen - dược liệu điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý 07/01/2023 | Lá tía tô có tác dụng gì? Cách dùng lá tía tô mang lại lợi ích cho sức khỏe 23/12/2022 | Lá húng chanh - thảo dược quý nhiều người còn chưa biết 15/12/2022 | 11 lợi ích không ngờ của lá hẹ đối với sức khỏe!
1. Lá thúi địch có những đặc điểm gì?
Lá thúi địch là cây dạng leo và phát triển rất khỏe. Lá có đầu nhọn, phần giữa có đường gân nổi. Những chiếc lá thường mọc đối nhau trên thân cây. Phần mặt trên của lá có màu xanh, còn mặt dưới thì có màu tím và có lớp lông mịn.
Mặt trên có màu xanh và mặt dưới màu tím. Trên bề mặt lá có một lớp lông mịn. Khi bạn vò nát, loại lá này có thể tỏa ra mùi hôi. Đó chính là lý do nhiều nơi gọi loại cây này là lá thúi địch.
Lá thúi địch khá phổ biến trong đời sống hàng ngày
Hoa của lá thúi địch có màu trắng, mọc ra từ nách lá hay đầu ngọn, có thể mọc thành từng chùm hoa. Quả vàng, có hình tròn và dẹt. Có thể tìm thấy lá thúi địch ở nhiều nơi trên thế giới. Khi làm thuốc, người ta thường dùng lá. Có thể dùng loại lá tươi hoặc lá đã được phơi khô.
2. Lợi ích sức khỏe từ lá thúi địch
Lá thúi địch đã trở thành bài thuốc dân gian từ xa xưa với những công dụng rất hiệu quả trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, viêm đại tràng, tiêu chảy,...
Theo Đông Y, loại lá cây này có tính bình, vị đắng, ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả và hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Lá thúi địch rất phổ biến ở Việt Nam
Theo Y học hiện đại, trong loại lá này có một số hợp chất có công dụng như thuốc kháng sinh nên có tác dụng kháng viêm, gây ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn một cách vô cùng hiệu quả.
3. Gợi ý một số bài thuốc từ lá thúi địch
Dưới đây là một số bài thuốc từ lá thúi địch mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc điều trị kiết lỵ
Một số hợp chất trong lá thúi địch có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, trong đó gồm các loại vi khuẩn gây ra bệnh kiết lỵ như vi khuẩn shigella và amip. Cách thực hiện chữa bệnh kiết lỵ bằng lá thúi địch như sau:
+ Bạn rửa sạch, băm nhỏ trộn với phần lòng đỏ của trứng gà.
+ Lót đáy chảo bằng lá chuối rồi đổ hỗn hợp đã trộn vào. Sau đó đun nhỏ lửa.
+ Khi mặt dưới đã chín, bạn lật mặt còn lại, đun cho đến khi chín đều cả hai mặt.
Để bài thuốc phát huy tác dụng, bạn cần sử dụng liên tục trong vòng từ 2 đến 3 ngày. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý, không dùng lòng trắng trứng để hạn chế nguy cơ khó tiêu. Bên cạnh đó, lá chuối phải đảm bảo còn tươi, giúp lá thúi địch chín từ từ, hạn chế nguy cơ mất tinh dầu.
Lá thúi địch trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
- Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ:
+ Chuẩn bị khoảng 15g rễ lá thúi địch và 1 cái dạ dày lợn thái nhỏ.
+ Cho phần rễ cây và dạ dày lợn vào sắc với 2 bát nước cho đến khi còn 1 bát nước.
+ Chia lượng thuốc đã sắc được thành 2 phần để trẻ uống trong ngày.
- Thúi địch trị giun
Lấy lá thúi địch rửa sạch, giã nhỏ và cho thêm chút muối. Tùy vào khẩu vị bạn có thể lấy nước uống hoặc ăn sống loại lá này. Sử dụng liên tiếp vào 3 buổi sáng. Lưu ý, cần uống khi đói để có thể trị bệnh giun hiệu quả.
- Giảm đau xương khớp ở người cao tuổi: Bạn có thể lựa chọn những cách sau:
+ Dùng lá và thân cây thúi địch để sắc nước uống.
+ Giã nát lá thúi địch và cho nước sôi vào hãm như uống trà. Có thể cho thêm một chút rượu.
+ Phơi khô phần lá cây và thân cây. Sau đó dùng ngâm với rượu trong 10 ngày. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly. Ngoài ra, có thể lấy rượu ngâm từ lá và thân cây thúi địch để xoa vào phần khớp bị đau.
Chữa viêm đại tràng bằng bài thuốc từ lá thúi địch
- Lá thúi địch điều trị viêm đại tràng: Cách thực hiện như sau:
+ Đầu tiên, bạn rửa sạch và băm nhỏ lá.
+ Chuẩn bị một chút gừng tươi và giã nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước cốt.
+ Trộn nước cốt gừng với lá thúi địch và trứng gà. Sau đó thực hiện chưng cách thủy và ăn ngay khi vừa chín tới.
+ Mỗi ngày ăn một lần và kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để thấy các triệu chứng cải thiện rõ rệt.
- Trị chứng bí tiểu tiện: Dùng lá thúi địch để sắc nước uống. Thực hiện trong vòng 2 đến 3 lần, bạn sẽ thấy tình trạng bí tiểu được cải thiện rõ rệt.
4. Một số lưu ý khi sử dụng lá cây thúi địch
Có thể nói rằng, lá thúi địch là một loại dược liệu quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít người quan tâm và tìm hiểu để sử dụng loại lá này để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Khi sử dụng lá cây thúi địch, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Những bài thuốc từ lá cây thúi địch chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh và không thể điều trị bệnh triệt để.
- Không dùng các bài thuốc này để thay thế phương pháp điều trị của bác sĩ.
- Đối với những trường hợp ăn sống, đắp thuốc hay sắc nước uống thì cũng cần rửa sạch lá trước khi dùng. Tốt nhất là rửa sạch lá bằng nước muối để có tác dụng khử trùng hiệu quả nhất.
- Không lạm dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
- Không dùng lá cây thúi địch nếu bị dị ứng với một số thành phần trong lá.
- Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên sinh hoạt và ăn uống khoa học để tăng hiệu quả và rút ngắn quá trình điều trị.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về lá cây thúi địch. Để được tìm hiểu thêm hoặc có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề dinh dưỡng hay cần thăm khám sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.