Không thể chủ quan trước những triệu chứng HPV ở miệng | Medlatec

Không thể chủ quan trước những triệu chứng HPV ở miệng

HPV không chỉ lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo mà còn lây qua đường miệng, gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như ung thư miệng, vòm họng. Người mắc sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy bạn cần nắm bắt những triệu chứng HPV ở miệng để có hướng xử lý, điều trị kịp thời, nhằm tự bảo vệ sức khỏe bản thân.


13/12/2020 | Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không và địa chỉ tiêm chủng uy tín
13/12/2020 | Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không và các thông tin liên quan
30/05/2020 | Virus HPV là gì và con đường lây nhiễm chính

1. Nguyên nhân

HPV là tên viết tắt của một nhóm virus gây u nhú ở người. Đây là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Nó lây lan khi tiếp xúc da với da, hầu hết người mắc HPV thông qua quan hệ tình dục không an toàn. 

Khi tiếp xúc miệng - bộ phận sinh dục hoặc miệng - miệng thì các phần tử HPV trong nước bọt hoặc chất nhầy của người có virus sẽ xâm nhập vào người không bị nhiễm bệnh qua vết cắt hở hoặc vết loét ở miệng hoặc cổ họng. 

Virus HPV loại 16 là nguyên nhân hàng đầu của ung thư vòm họng hoặc khoang miệng, mặc dù biến chứng này rất hiếm. Nó xâm lấn và ăn mòn các mô lân cận và đến các giai đoạn nặng hơn có thể lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ và thậm chí đến phần còn lại của cơ thể.

Khả năng lây nhiễm HPV qua đường miệng liên quan trực tiếp đến số lượng bạn tình mà một người đã có.

Nhiễm virus HPV có thể gây ung thư khoang miệng nếu không chữa trị sớm

Nhiễm virus HPV có thể gây ung thư khoang miệng nếu không chữa trị sớm

2. Các yếu tố nguy cơ

Yếu tố rủi ro nhất là tiếp xúc miệng với người đã bị nhiễm HPV hoặc quan hệ bằng miệng. Ngoài ra còn có những yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục với nhiều người, không sử dụng các phương pháp bảo vệ khi quan hệ bằng miệng.

  • Không sử dụng bao cao su.

  • Hút thuốc lá, lạm dụng các chất có cồn như: rượu, bia,...

  • Thói quen chia sẻ đồ dùng cá nhân, đồ uống,...

  • Hệ thống miễn dịch yếu.

3. Triệu chứng HPV ở miệng như thế nào

Triệu chứng HPV ở miệng do các loại HPV khác nhau gây ra có thể sẽ khác nhau. Khi bị nhiễm trùng, HPV có thể gây ra vài biểu hiện điển hình như:

  • Xuất hiện mụn nhỏ, nổi đơn lẻ hoặc tạo thành một khối như mụn cóc.

  • Mụn trắng, hồng, màu thịt hoặc đỏ trong khoang miệng.

  • Không đau, thường phát triển chậm, trơn tru hoặc hơi bị chai.

  • Mụn xuất hiện bất cứ nơi nào trong miệng, nhưng thường xuyên trên và dưới lưỡi, vòm miệng mềm ở phía sau hoặc vòm miệng và môi.

  • Âm thanh thở bất thường (the thé).

  • Ho, có thể ho ra máu.

Những khối u nhú nhỏ như mụn nước có thể là triệu chứng HPV ở miệng

Những khối u nhú nhỏ như mụn nước có thể là triệu chứng HPV ở miệng

Các triệu chứng ung thư miệng sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn khi gần đến giai đoạn cuối. Bao gồm:

  • Xuất hiện các vết sưng gây đau hoặc không cảm giác, có thể kéo dài trên 3 tuần không hết.

  • Khó khăn khi nuốt.

  • Mô mềm khoang miệng có những thay đổi về màu sắc, có thể chuyển đỏ, trắng hoặc đen.

  • Amidan bị sưng, tuy nhiên không thấy đau.

  • Xuất hiện khối u bên trong miệng và kéo dài ít nhất 3 tuần.

  • Đau khoang miệng khi nhai.

  • Đau họng chuyển sang mãn tính hoặc ho, khàn tiếng dai dẳng.

  • Cảm giác tê, ngứa ran ở môi hoặc lưỡi, chảy nước dãi.

  • Một hoặc cả hai bên tai bị đau.

4. Chẩn đoán

Xét nghiệm HPV hữu ích nhất là xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase). Đây là phương pháp cho phép phát hiện lượng nhỏ DNA bất thường hoặc virus. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán HPV ở miệng thông qua kiểm tra lâm sàng.

Kiểm tra thông thường cũng có thể phát hiện các triệu chứng HPV ở miệng

Kiểm tra thông thường cũng có thể phát hiện các triệu chứng HPV ở miệng

5. Các bệnh thường gặp khi mắc HPV ở miệng

  • Mụn cóc : Trường hợp xuất hiện mụn cóc trong khoang miệng rất hiếm gặp. Mụn cóc là một nốt mụn nhỏ trên niêm mạc, có thể trông giống như mụn nước rắn hoặc hình súp lơ nhỏ.

  • Sùi mào gà: xuất hiện những vùng có bề mặt dạng nhú, sần sùi. Thường do các chủng HPV loại 6, 11, 16, 18. Bệnh lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng. Có nguy cơ bệnh phát triển đến ung thư nếu không chữa trị kịp thời.  

  • Tăng sản biểu mô: làm tổn thương ở môi, niêm mạc, lưỡi với các vết gồ ghề, sần nhẹ hoặc u nhú nhỏ do virus loại 13, 32 gây ra.

  • Bạch sản miệng: gây tổn thương dạng vùng ở niêm mạc má, sàn miệng hoặc lưỡi. Có dạng mảng trắng hoặc đỏ, sờ mềm hơi sần sùi, không thể cạo.

Bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng trắng

Bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng trắng

  • Ung thư khoang miệng: bệnh hình thành từ bên trong amidan, người mắc ung thư thường sẽ gặp khó khăn trong việc ăn hoặc thở. 

  • Ung thư biểu mô miệng: Một biến thể của ung thư biểu mô tế bào vảy, lành tính với hình thái và biểu hiện lâm sàng phân biệt rõ ràng. Đây là một khối u hiếm gặp, nó như một loại ung thư thường liên quan đến niêm mạc môi, hầu họng và thanh quản. Thường do virus HPV loại 6, 11, 16 và 18, phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị cắt bỏ. Tỷ lệ tái phát cao khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ cô lập hoặc xạ trị.

  • U nhú đường hô hấp: chủ yếu do HPV-6 và HPV-11 gây ra, thường được tìm thấy trên niêm mạc miệng, khí quản, phế quản và thực quản. Lây truyền qua quá trình sinh đẻ. Bệnh này xuất hiện ở độ tuổi dưới 5 tuổi.

6. Phòng ngừa và điều trị

Phòng ngừa

Bản thân bạn không thể tránh bị nhiễm HPV, nhưng có thể giảm thiểu khả năng nhiễm nếu thực hiện tốt các điều sau:

  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ, hạn chế hoặc không quan hệ bằng miệng.

  • Quan hệ chung thủy với một bạn tình.

  • Khuyến cáo không nên quan hệ khi đối phương nhiễm HPV. 

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hằng ngày.

  • Tiêm phòng vaccine HPV, khi bị nhiễm virus thì vaccine có thể sẽ kém hoặc hoàn toàn không có hiệu quả. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), khuyến nghị tiêm vaccine định kỳ cho cả bé trai và gái từ 11 - 12 tuổi mặc dù có thể tiêm sớm nhất vào lúc 9 tuổi. Tốt nhất là trẻ em nên chích ngừa trước khi có quan hệ tình dục và tiếp xúc với virus.

Điều trị

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một loạt các loại thuốc bôi dựa trên sự phát triển của virus HPV nhưng không có tác dụng. Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ là cách duy nhất. Một số bác sĩ cũng sẽ sử dụng phương pháp áp lạnh với nitơ lỏng để đông lạnh và loại bỏ các khối u.

Nhiễm HPV ở miệng và hầu họng chủ yếu liên quan đến các hoạt động tình dục, đặc biệt là quan hệ bằng miệng - sinh dục, miệng - miệng và lây truyền khi sinh đẻ. Hành vi tình dục có nguy cơ cao là việc có nhiều bạn tình, đặc biệt khi bắt đầu ở độ tuổi sớm. Những cặp đôi quan hệ tình dục bằng miệng tồn tại nhiều rủi ro lây nhiễm HPV hơn so với những cặp chỉ quan hệ tình dục qua đường âm đạo. 

Bạn đọc cần phải lưu ý và hãy tạo thói quen sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ bản thân và bạn tình nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp