Mọi vấn đề của trẻ sơ sinh đều được các bậc cha mẹ cực kỳ quan tâm. Một trong số đó là vấn đề ngủ của trẻ. Thông thường, mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ luôn trong tình trạng ngủ nhiều hơn thức. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ lại thức nhiều hơn. Tình trạng này được người ta gọi là hiện tượng ngủ ít ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo ngại? Bố mẹ cần phải làm gì để khắc phục vấn đề này?
17/05/2020 | Cách theo dõi tình hình sức khỏe của bé thông qua phân trẻ sơ sinh 16/05/2020 | Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt? 16/05/2020 | Cha mẹ nên xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa?
1. Như thế nào được coi là trẻ sơ sinh ngủ ít
Vào giai đoạn đầu khi vừa mới được sinh ra, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ. Thông thường thời gian ngủ của trẻ chiếm khoảng 16 giờ mỗi ngày. Khoảng thời gian này được chia đều vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày trẻ sẽ ngủ từ 8 đến 9 tiếng và ban đêm sẽ là 8 tiếng. Mỗi giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tiếng.
Thời gian trẻ thức giấc chủ yếu là để bú mẹ và sau khi bú no trẻ sẽ tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Hầu hết, trẻ sơ sinh đều sẽ có thời gian ngủ giống nhau. Tuy nhiên, có một số trẻ sẽ có sự khác biệt. Bởi vậy, để có thể xác định được trẻ sơ sinh ngủ ít hay không bạn cần dựa vào tổng thời gian ngủ một ngày của bé mới có thể kết luận. Nếu thời gian ngủ của trẻ ít hơn 10 tiếng thì có thể trẻ đã gặp phải vấn đề ngủ ít ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh ngủ ít hơn 10 tiếng 1 ngày có thể xem là trẻ ít ngủ
2. Tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?
Trẻ sơ sinh ngủ ít là một trong những tình trạng khiến cho bố mẹ khá lo lắng. Khi trẻ ngủ ít không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và nhận thức của trẻ mà còn gây ra một số vấn đề đối với những người xung quanh.
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong lúc ngủ, các tế bào trong cơ thể sẽ hoạt động và sản sinh giúp cho bé phát triển cả về thể chất lẫn nhận thức. Bé có được một giấc ngủ ngon, sâu với khoảng thời gian phù hợp sẽ có được sức khỏe, chiều cao cùng trí não phát triển tốt hơn. Ngược lại, khi trẻ sơ sinh có thời gian ngủ ít, thường xuyên thức giấc quấy khóc thì dễ bị còi cọc và chậm phát triển hơn bình thường.
Bên cạnh đó, tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh còn gây nên một số ảnh hưởng đối với mọi người xung quanh. Khi trẻ ngủ ít, đặc biệt vào ban đêm trẻ sẽ rất dễ quấy khóc. Điều này sẽ kéo theo những người xung quanh mất ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, khi trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng mất ngủ, các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện sớm để có phương pháp khắc phục kịp thời, mang đến hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ.
Trẻ sơ sinh ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh ít ngủ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì thì bố mẹ cũng cần quan tâm và chú ý đến trẻ nhiều hơn khi trẻ gặp phải tình trạng thiếu ngủ này. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh như:
3.1. Trẻ ngủ ít do tác động từ môi trường xung quanh
Như các bạn đã biết, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm đối với những tiếng động hoặc tiếng ồn, dù là nhỏ nhất. Bởi vậy, khi không gian luôn xuất hiện những tiếng ồn hoặc tiếng động bất ngờ trẻ sẽ dễ bị giật mình tỉnh giấc.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như ánh sáng quá mạnh. Vị trí ngủ của bé gần với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại. Không gian ngủ của trẻ bị gò bó hoặc bí bách, nóng nực , thiếu sự thông thoáng. Tất cả những yếu tố trên đều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Từ đó dẫn tới tình trạng trẻ ngủ ít hơn so với bình thường.
Trẻ khó ngủ do tác động từ môi trường xung quanh
3.2. Tã của bé bị bẩn, ẩm ướt
Nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường có thói quen mặc bỉm cho bé khi còn ở giai đoạn sơ sinh. Điều này giúp cho việc dọn dẹp nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh hơn. Tuy nhiên, chúng cũng gây nên một số ảnh hưởng nhất định. Nếu trong một khoảng thời gian dài bạn không thay tã, tã của bé sẽ rất dễ bị bẩn và ẩm ướt. Điều này khiến cho bé cảm thấy khó chịu và thức giấc. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít.
3.3. Trẻ bị đói
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Vậy nên, mỗi ngày bé thường bú sữa rất nhiều lần để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể của mình. Sau khi bú no bé sẽ tiếp tục ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ không được cho bú đủ sẽ rất dễ bị đói và tỉnh giấc nhiều hơn.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị thiếu chất như canxi, kẽm,... trẻ cũng sẽ rất khó ngủ, hay bị giật mình tỉnh giấc.
Khi cảm thấy đói, trẻ sẽ không ngủ
3.4. Nguyên nhân từ bệnh lý
Trong một số trường hợp, trẻ ít ngủ không phải do tác nhân bên ngoài mà bắt nguồn từ các bệnh lý. Trẻ sơ sinh vốn rất yếu. Từ đó dẫn đến bé rất dễ mắc phải các bệnh lý như ốm, cảm sốt,... Điều này cũng là một tác nhân gây nên tình trạng ngủ ít ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
4. Khi trẻ sơ sinh ngủ ít đi thì mẹ cần phải làm gì để khắc phục
Khi trẻ sơ sinh ngủ ít, bố mẹ cần tìm kiếm phương pháp khắc phục giúp trẻ có lại được giấc ngủ ngon và đầy đủ hơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình phát triển bình thường của trẻ.
4.1. Giúp trẻ làm quen và phân biệt giữa ngày và đêm
Đối với trẻ sơ sinh, các bé hoàn toàn chưa có khái niệm và phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm. Điều này gây nên những sự lộn xộn về giấc ngủ của trẻ. Bạn nên giúp trẻ phân biệt và tạo thói quen thức nhiều vào ban ngày và ngủ lâu hơn vào ban đêm.
Vào ban ngày, bạn có thể kéo rèm che để ánh sáng có thể chiếu rọi vào phòng. Điều này vừa giúp không gian trở nên thông thoáng, vừa giúp trẻ ngủ ít hơn. Song song với đó, bạn nên dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện với trẻ vào ban ngày để trẻ làm quen dần với mọi thứ. Ngược lại, vào ban đêm, bạn nên giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Giúp trẻ phân biệt giữa ngày và đêm để tạo thói quen ngủ cho trẻ
4.2. Luôn cho bé bú no trước khi ngủ
Việc cho trẻ bú no trước khi ngủ sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho trẻ. Chú ý cân bằng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Chúng sẽ đảm bảo giúp cho trẻ có thể dễ ngủ và ngủ lâu hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát và chú ý tã của bé. Khi tã bị ướt hoặc bẩn bạn cần thay tã sạch cho bé. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái, khô thoáng cần thiết cho trẻ.
Cho trẻ bú no trước khi ngủ
4.3. Tạo không gian thoải mái cho bé
Khi trẻ ngủ, bạn nên để bé trong một không gian thông tháng, mát mẻ và yên tĩnh. Không gian thông thoáng sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc hít thở. Bên cạnh đó sự yên tĩnh cũng giúp cho trẻ có được sự thoải mái và ngủ dễ dàng, ngon giấc hơn.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp tới bạn một số thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích đối với các bậc phụ huynh. Đặc biệt đối với những người lần đầu làm bố mẹ.