Có thể nói rửa ruột là một trong những kĩ thuật cần thực hiện trước khi bệnh nhân bước vào cuộc phẫu thuật. Thủ thuật này được tiến hành với mục đích chính là hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong và sau khi diễn ra buổi phẫu thuật. Chúng ta nên tìm hiểu những thông tin cơ bản về thủ thuật này để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất.
20/12/2020 | Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng có phải do lạm dụng thuốc kháng sinh? 20/12/2020 | Viêm đại tràng co thắt là gì? Bệnh có xuất hiện ở trẻ em không? 20/12/2020 | Lưu ý việc sử dụng thuốc khi điều trị viêm đại tràng co thắt
1. Tìm hiểu chung về thủ thuật rửa ruột và thụt tháo đại tràng
Mặc dù, đây là những thủ thuật quen thuộc trước khi đi mổ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và biết cách thực hiện đúng kỹ thuật. Vậy thụt tháo là thủ thuật như thế nào?
Rửa ruột là một trong những thủ thuật quen thuộc đối với y học
Hiểu đơn giản, bạn chỉ cần đưa thuốc thụt vào bên trong đại tràng thông qua hậu môn. Nhờ vậy, phân dần trở nên mềm hơn, thành ruột bắt đầu nở rộng và được kích thích. Thành ruột dưới các tác động khác nhau sẽ kích thích và hình thành hiện tượng đẩy phân ra bên ngoài.
1.1. Đối tượng cần tiến hành rửa ruột
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là đối tượng nhất thiết phải thực hiện rửa ruột. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng dưới đây, hãy đi kiểm tra sức khỏe, hỏi ý kiến bác sĩ và tiến hành thủ thuật này trong trường hợp cần thiết nhé!
Đầu tiên, những bệnh nhân chuẩn bị thực hiện các cuộc phẫu thuật có liên quan tới đường tiêu hóa bắt buộc phải thụt tháo đại tràng để loại bỏ hết chất thải bên trong cơ thể. Nếu không, cuộc phẫu thuật sẽ không đem lại hiệu quả cao và đảm bảo sự thành công.
Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật đại tràng cần phải tiến hành rửa ruột
Ngoài ra, khi bạn thụt chất cản quang vào ruột để phục vụ cho việc chụp X - quang khung đại tràng hoặc thụt giữ để thuốc hấp thu qua đại tràng chúng ta cũng bắt buộc phải thực hiện thủ thuật kể trên. Để quan sát, kiểm tra những tổn thương xuất hiện ở trực tràng, bệnh nhân cần tiến hành thủ thuật này sau đó đi nội soi trực tràng.
Các bác sĩ cũng khuyến khích người đang bị táo bón nên tiến hành thụt tháo vùng đại tràng để nhanh chóng vượt qua tình trạng khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Đặc biệt, các chị em phụ nữ trước khi “vượt cạn” cũng được thực hiện phương pháp kể trên.
Như vậy, thủ thuật này khá quan trọng trong việc phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa. Mọi người hãy trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về phương pháp này nhé!
1.2. Không nên áp dụng thủ thuật rửa ruột trong trường hợp nào?
Không thể phủ nhận rằng, thủ thuật rửa ruột, thụt tháo đại tràng phát huy tác dụng rất tốt trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, chúng ta không thể áp dụng chúng trong phát hiện, theo dõi và điều trị tất cả các loại bệnh khác nhau. Vậy trong những tình huống nào bạn không nên sử dụng thủ thuật kể trên?
Những người mắc thương hàn, viêm ruột, tắc ruột tuyệt đối không tiến hành thụt tháo đại tràng
Các bác sĩ, chuyên gia đều khuyên rằng bệnh nhân mắc thương hàn không thể thực hiện thủ thuật này, nếu không họ phải đối mặt với nguy cơ thủng ruột rất cao. Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng viêm ruột, tắc ruột, xoắn ruột và tổn thương vùng hậu môn, trực tràng chúng ta tuyệt đối không đi rửa ruột và thực hiện những thủ thuật tương tự. Trong trường hợp này, chúng có thể đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Để đảm bảo an toàn, trước khi quyết định rửa ruột, mọi người hãy hỏi ý kiến bác sĩ, trang bị khối kiến thức cơ bản và nắm được kỹ thuật thực hiện.
2. Tại sao cần tiến hành rửa ruột trước khi phẫu thuật
Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc không biết tại sao các bác sĩ cần phải tiến hành thụt tháo đại tràng trước khi bắt đầu một cuộc phẫu thuật? Đây là thủ thuật cực kỳ quan trọng, không thể bỏ qua đối với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật, mục đích chính là làm sạch ruột từ buổi tối trước khi ngày mổ diễn ra.
Hầu hết bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật đề phải thực hiện thủ thuật trên, trong đó người mổ đại tràng tuyệt đối không thể bỏ qua bước trên. Bởi vì đó là cách duy nhất giúp đại tràng sạch phân, tạo điều kiện cho buổi phẫu thuật diễn ra thuận lợi, thành công và an toàn nhất.
Rửa ruột trước khi phẫu thuật giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong và sau ca mổ
Bệnh nhân nên tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của nhân viên y tế và thao tác rửa ruột đúng cách nhé!
Bên cạnh thủ thuật trên, trước khi mổ, bạn cũng phải chuẩn bị một số vấn đề, ví dụ như: vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng chất sát trùng chuyên dụng, nhịn ăn, nhịn uống trong thời gian quy định. Ngoài ra, bệnh nhân hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để không ảnh hưởng tới kết quả buổi phẫu thuật, điều trị.
3. Hướng dẫn quy trình thụt tháo đại tràng cơ bản
Mặc dù thủ thuật trên khá quan trọng, cần thiết song hầu hết mọi người chưa thực sự quan tâm, tìm hiểu về rửa ruột. Vậy quy trình thụt tháo đại tràng diễn ra qua những bước như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bước cơ bản nhất nhé!
Các nhân viên y tế có trách nhiệm thực hiện thủ thuật trên, họ cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đã được sát trùng sạch sẽ, đeo găng tay. Các bước thực hiện khá phức tạp và tốn không ít thời gian, bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần và cố gắng chịu đựng cảm giác khó chịu trong ít phút. Nếu như cảm thấy hiện tượng bất thường, bạn cần thông báo ngay với nhân viên y tế để kịp thời xử lý.
Tốt nhất, chúng ta nên chú ý lắng nghe phần hướng dẫn, giải thích của nhân viên y tế trước khi bắt đầu thực hiện thủ thuật trên. Việc chuẩn bị tâm lý thoải mái, hạn chế tình trạng quá lo lắng, căng thẳng. Khi thực hiện thủ thuật kể trên, mọi người đừng quên vệ sinh thân thể sạch sẽ. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng khi kiểm tra, điều trị một số bệnh liên quan tới đường ruột và tránh nguy cơ gây nhiễm trùng.
Bệnh nhân nên chuẩn bị sẵn tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng trước khi tiến hành các thủ thuật trên
Như vậy, rửa ruột là một trong những thủ thuật rất quen thuộc, quan trọng trước khi phẫu thuật, nội soi đại tràng. Điều bệnh nhân cần quan tâm đó là chuẩn bị tâm lý thoải mái, vững vàng thay vì lo âu, sợ sệt. Đặc biệt, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong điều trị.