Tình trạng cơ thể xanh xao, mệt mỏi, đau nhức kéo dài là dấu hiệu bất thường của sức khỏe có vấn đề. Để biết rõ hơn về sức khỏe bạn nên đi khám dù không có đau hay tổn thương nào. Theo đó, kiểm tra phân tích máu là điều không thể thiếu, xét nghiệm ferritin sẽ giúp đánh giá thành phần máu cụ thể hơn.
14/12/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trong kiểm tra định lượng sắt trong máu 14/11/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin - con đường tắt thăm dò sắt trong máu
1. Ferritin là gì và xét nghiệm ferritin là gì?
Ferritin là một dạng protein dự trữ sắt với cấu trúc gồm một lớp vỏ polypeptid và lõi chứa hydroxyd - Fe3+ - phosphate. Những bộ phận như gan, lách, tủy xương là nguồn dự trữ ferritin cho cơ thể. Bên cạnh đó, ferritin cũng được tìm thấy một lượng nhỏ trong huyết thanh. Qua các nghiên cứu cho thấy, ferritin chiếm khoảng 20% trên tổng số lượng sắt của cơ thể.
Khi cơ thể cần sắt để tạo hồng cầu thì cơ thể sẽ phát tín hiệu để giải phóng ferritin. Lúc này, một protein khác có tên là transferrin xuất hiện với chức năng vận chuyển ferritin tới nơi sản xuất hồng cầu. Cả sắt và ferritin đều rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu ferritin giảm thì hàm lượng sắt trong cơ thể cũng mau chóng giảm theo.
Xét nghiệm ferritin là bước quan trọng để kiểm tra lượng sắt cơ thể
Theo đó, nếu kết quả cho thấy lượng sắt bất thường trong máu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm ferritin để chẩn đoán chính xác về bệnh. Đồng thời, xét nghiệm cũng có tác đo lượng sắt đang có trong máu và lượng đang dự trữ là bao nhiêu.
Như vậy, kết quả xét nghiệm cho thấy lượng ferritin thấp dưới mức quy định là cơ thể thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do mất máu, chảy máu,... được cho là nguyên nhân khiến không cung cấp đủ lượng sắt mà cơ thể cần. Ngược lại, khi lượng ferritin cao vượt mức cho phép là cơ thể đang thừa sắt, mắc bệnh bạch cầu cấp hoặc một số loại bệnh nan y như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại tràng,...
Hầu hết các bệnh lý sẽ thuyên giảm và người bệnh nhanh phục hồi nhanh nếu được phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ.
2. Lưu ý gì khi đi làm xét nghiệm ferritin?
Nếu nghi ngờ cơ thể thiếu máu hay xuất hiện bất thường như mệt mỏi, chán nản, suy nhược cơ thể, ù tai,… không rõ nguyên nhân trong thời gian dài, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Nếu bạn có thêm các triệu chứng như nhịp tim đập nhanh, đau khớp,… thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm ferritin huyết thanh, khả năng gắn sắt toàn phần,... để đánh giá toàn diện về tình trạng sắt của cơ thể. Vậy sắt huyết thanh và ferritin là gì, có mối quan hệ như thế nào?
Tránh sử dụng đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm về máu
Xét nghiệm sắt huyết thanh được thực hiện với mục đích đo hàm lượng sắt có trong huyết thanh của cơ thể người bệnh, chính là đo lượng sắt tự do, dạng ferritin và dạng vận chuyển. Hàm lượng sắt hiện diện trong máu thay đổi liên tục trong 1 ngày nên trước khi lấy máu xét nghiệm ferritin bạn nên nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ.
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác hơn, bạn không nên vận động mạnh, uống thuốc hay sử dụng đồ uống có cồn cũng như quá căng thẳng trước khi lấy máu xét nghiệm.
Các chuyên gia y tế sẽ thực hiện lấy máu ở tĩnh mạch khuỷu tay hoặc mu bàn tay người bệnh. Máu nhanh chóng được đưa đến phòng xét nghiệm để thực hiện kiểm tra đánh giá. Sau khi rút kim, cần có bông tiệt trùng rịt vào để ngăn máu chảy. Tại đây có thể sẽ xuất hiện tình trạng sưng và đau nhẹ nhưng đó chỉ là biểu hiện y tế thông thường, không nên lo lắng vì chúng sẽ hết sau vài tiếng.
3. Làm thế nào để cải thiện kết quả bất thường từ xét nghiệm ferritin?
Với tính chất đặc thù và độ chuyên sâu của xét nghiệm ferritin thì chỉ những cơ sở y tế uy tín, có hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao mới có khả năng chẩn đoán, chỉ định và thực hiện xét nghiệm trên cũng như điều trị hiệu quả bệnh.
Chỉ định và chẩn đoán xét nghiệm máu chuyên sâu cần có bác sĩ có chuyên môn cao
Được thành lập cách đây hơn 24 năm, bệnh viện đa khoa MEDLATEC được hàng triệu bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn là một trong những cơ sở uy tín về khám, phát hiện và chữa bệnh hàng đầu tại thủ đô Hà Nội.
Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại, không gian thoáng mát cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao đã từng và đang công tác tại các bệnh viện đầu ngành hoặc công tác tại bệnh viện nước ngoài.
Trên thực tế, chỉ số ferritin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá nồng độ sắt của cơ thể. Cụ thể, những nguyên nhân khiến nồng độ ferritin thấp như: Mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, rối loạn hấp thu của ruột non, trường hợp mất máu, chảy máu trong cơ thể.
Ferritin tăng cao trong máu khi cơ thể bị viêm. Điều này lý giải tại sao các bệnh nhân mắc bệnh về gan, các loại ung thư thì nồng độ ferritin lại tăng lên trong máu. Các nguyên nhân thường gặp gây tăng ferritin huyết thanh chủ yếu là do béo phì, tình trạng viêm, uống nhiều rượu, bệnh nhiễm sắc tố sắt mô liên quan đến di truyền.
Dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần được chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị thường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa: Thuốc uống, chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học. Để biết chi tiết về tình hình sức khỏe cũng có phác đồ điều trị chuẩn, bạn nên đến những cơ sở uy tín hàng đầu để thăm khám và điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có đội ngũ nhân viên, bác sĩ túc trực thường xuyên. Nếu còn thắc mắc về xét nghiệm ferritin tại đường dây nóng 1900 56 56 56. Các chuyên gia sẽ giúp giải đáp tận tình mọi thắc mắc của bệnh nhân và người nhà một cách chu đáo.