Đối với người bình thường, khi mắc bệnh có thể dễ dàng uống thuốc điều trị song với phụ nữ mang thai, tùy ý sử dụng thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế các chuyên gia khuyến nào, khi mang thai không nên uống loại thuốc gì và nên uống loại thuốc gì đều phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
26/06/2021 | Những điều cần lưu ý khi mang thai tháng đầu tiên để tránh sảy thai 25/06/2021 | Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không? Phòng tránh như thế nào? 24/06/2021 | Trong thời kỳ mang thai bà bầu ngủ nhiều có tốt không?
1. Bác sĩ tư vấn: Khi mang thai không nên uống loại thuốc gì?
Những loại thuốc sau chứa thành phần không phù hợp, có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên được khuyến cáo không sử dụng trong thai kỳ. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc điều trị thay thế an toàn nhất với thai phụ.
Cơ thể mẹ bầu khi rất nhạy cảm trong thai kỳ
1.1. Ibuprofen
Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ngoài ra còn có tác dụng chống tập kết tiểu cầu. So với Aspirin thì tác dụng của Ibuprofen yếu hơn, song đều không phù hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Đặc biệt ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối của thai kỳ, sử dụng Ibuprofen có thể gây biến chứng cho tim thai, khiến đường ống trong tim thai đóng lại sớm, gây biến chứng cho tim, phổi. Nguy hiểm hơn, sử dụng Ibuprofen có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc dị tật tim nguy hiểm.
1.2. Naproxen
Naproxen là thuốc giảm đau quen thuộc, thường dùng cho các trường hợp viêm gân, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, đau bụng kinh, đau răng,… Ngoài ra, các trường hợp sưng cứng khớp, đau, viêm bao hoạt dịch, gout,… và các bệnh xương khác cũng có thể dùng Naproxen như loại thuốc điều trị kháng viêm không steroid.
Naproxen không nên dùng cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này, thành phần naproxen nguy cơ gây sảy thai nếu dùng trong những tháng đầu. Sử dụng Naproxen ở những tháng cuối gây giảm lưu thông máu đến bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
1.3. Aspirin
Aspirin là một trong những loại thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Thuốc Asprin thường chỉ định điều trị cho các trường hợp cảm lạnh thông thường, nhức đầu,… tác dụng tốt cho những cơn đau nhẹ đến đau vừa.
Dù tác dụng điều trị rất tốt song Aspirin cũng được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn mang thai đầu, sử dụng Aspirin liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh. Sử dụng Aspirin trong những tháng cuối làm chậm quá trình chuyển dạ, khiến ống động mạch đóng sớm nguy hiểm cho sức khỏe, gây chết thai.
1.4. Ribavirin
Ribavirin là thuốc kháng virus thường dùng điều trị trong bệnh viêm gan C, sốt xuất huyết do virus hoặc nhiễm virus hợp bào hô hấp. Phụ nữ mang thai nếu mắc các bệnh này cũng không nên sử dụng Ribavirin để điều trị. Thuốc được khuyến cáo không nên dùng khi có dự định mang thai trước 6 tháng, sự tích tụ thành phần khi hấp thụ qua da và phổi sẽ gây hại cho thai nhi.
Việc hít bụi từ thuốc Ribavirin cũng gây tác dụng tương tự nên phụ nữ mang thai tuyệt đối nên tránh sử dụng cũng như tiếp xúc gần với loại thuốc này.
Thuốc ribavirin được khuyến cáo không nên dùng khi có dự định mang thai trước 6 tháng
1.5. Thuốc trị mụn
Do thay đổi nội tiết tố và các vấn đề sức khỏe khác mà mẹ bầu dễ nổi mụn hơn, nhiều trường hợp nổi mụn nặng khiến mẹ phải tìm đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc trị mụn an toàn có thể dùng. Các thuốc trị mụn chứa thành phần sau không thích hợp dùng ở phụ nữ mang thai:
Isotretinoin
Hoạt chất Isotretinoin chống mụn được chống chỉ định sử dụng với phụ nữ mang thai vì có nguy cơ gây khoái thai.
Thuốc nội tiết, thuốc kháng sinh nhóm cyclin
Các thuốc chứa thành phần này ảnh hưởng đến nội tiết tố trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
Thuốc bôi trị mụn nhóm retinoid
Các thuốc trị mụn chứa thành phần retinol, acid retinoic hoặc adapalene là chống chỉ định dùng cho thai phụ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý trong lựa chọn sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai, tránh các thành phần gây hại cho thai. Nên ưu tiên các phương pháp chăm sóc da hoặc mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả và an toàn.
Phụ nữ mang thai không may bị nhiễm trùng sẽ cần điều trị với kháng sinh, song hãy đi khám để bác sĩ kê thuốc kháng sinh an toàn với mẹ bầu. Việc lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp trong giai đoạn này sẽ xem xét dựa trên các yếu tố như: tuổi thai, loại kháng sinh, thời gian sử dụng thuốc, liều lượng, tình trạng sức khỏe,…
Phụ nữ mang thai không may bị nhiễm trùng cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
Các thuốc kháng sinh nên lưu ý gồm:
-
Thuốc kháng sinh sulfa kết hợp với kháng sinh trimethoprim.
-
Thuốc kháng sinh Tetracycline không nên sử dụng sau tuần thai thứ 15.
-
Kháng sinh levofloxacin và ciprofloxacin ảnh hưởng đến sự phát triển xương và cơ bắp của thai.
-
Kháng sinh Fluoroquinolones gây nguy cơ rách hoặc vỡ động mạch chủ, tăng nguy cơ sảy thai.
2. Cách phòng ngừa bệnh trong khi mang thai để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh
Để hạn chế việc sử dụng thuốc điều trị cũng như tăng cường sức khỏe thai phụ, nuôi dưỡng thai phát triển tốt hơn, việc phòng chống bệnh ở mẹ bầu là rất quan trọng. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi của cơ thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, nguy cơ mắc bệnh cao hơn nên chăm sóc bảo vệ sức khỏe càng quan trọng.
Dưới đây là những biện pháp tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mà mẹ bầu nên lưu ý:
2.1. Tiêm phòng trước khi mang thai
Nếu có ý định mang thai, cần chủ động tiêm phòng cúm và các vắc xin ngừa bệnh có thể đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ khác. Một số vắc xin có thể tiêm trong thai kỳ, một số bắt buộc tiêm trước thai kỳ, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện lịch tiêm chủng thích hợp nhất.
2.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh trong thời gian mang thai. Đặc biệt, các loại rau củ quả giàu chất oxy hóa tự nhiên, nhiều Vitamin và khoáng chất nên được bổ sung hàng ngày.
2.3. Tập thể dục
Suy nghĩ của nhiều người là phụ nữ mang thai không nên vận động nhiều gây nguy cơ động thai, nguy hiểm cho thai nhi. Thực tế thai phụ nên vận động thường xuyên, tìm đến các bài tập phù hợp vừa tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ đau nhức, mắc bệnh xương khớp thai kỳ cũng như củng cố hệ miễn dịch.
Thai phụ nên vận động thường xuyên với các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe
Để chắc chắn khi mang thai không nên uống loại thuốc gì, hãy thăm khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể với trường hợp của bản thân.