Mặc dù rất ít gặp nhưng bệnh ung thư tinh hoàn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nam giới, đặc biệt là nhóm tuổi từ 15 đến 35. Do đó nam giới không nên chủ quan về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh và các bước tự thăm khám tại nhà để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất.
13/03/2022 | Triệu chứng đau tinh hoàn là bệnh gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe không? 10/02/2022 | Nam giới đau tinh hoàn nhưng không sưng là bị làm sao? 09/02/2022 | Chữa viêm tinh hoàn ở nam giới bằng cách nào là tốt nhất 28/04/2021 | 5 dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn dễ nhận biết nhất
1. Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn
Hiện nay, ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
- Trường hợp tinh hoàn ẩn: Tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn không đi xuống bìu và tình trạng này cần được phát hiện và phẫu thuật sớm đề đưa tinh hoàn về đúng vị trí. Những đối tượng bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn những trường hợp khác.
Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn
- Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh ung thư tinh hoàn, chẳng hạn như bố, anh trai, em trai, thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng cao hơn những người không có người thân trong gia đình mắc bệnh.
- Tiền sử mắc ung thư tinh hoàn: Nếu đã từng mắc ung thư một bên tinh hoàn thì nguy cơ những tế bào, khối u ung thư xuất hiện ở bên còn lại là rất cao.
- HIV: Bệnh nhân nhiễm HIV bị suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
- Chủng tộc: Người da trắng thường có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn người da đen và da vàng.
2. Một số triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn
“Cánh mày râu” nên cẩn trọng với những dấu hiệu bệnh dưới đây:
Khi những khối u ung thư hình ở một bên của tinh hoàn, sẽ gây ra sự thay đổi về kích thước tinh hoàn, hai bên tinh hoàn sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi khối u ung thư còn nhỏ, rất khó để phát hiện sự chênh lệch về kích thước giữa hai bên tinh hoàn. Đến khi khối u lớn dần, một bên tinh hoàn sẽ to hơn hẳn so với bên còn lại.
Đau ở tinh hoàn có thể là dấu hiệu của ung thư
Khi mắc bệnh, nam giới sẽ cảm thấy khó chịu, đau ở vùng bẹn bìu hoặc xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, do khối u nên vùng bìu bệnh nhân có cảm giác đau tức, nặng nề hoặc có thể bị xệ xuống. Với một số trường hợp di căn hạch ổ bụng hoặc các trường hợp ung thư tinh hoàn tiến triển trong ổ bụng, người bệnh sẽ có cảm giác đau vùng bụng.
Nhiễm trùng tinh hoàn, thường gặp nhất là nhiễm trùng mào tinh hoàn cũng có thể là một dấu hiệu cảnh bảo ung thư. Tình trạng nhiễm trùng sẽ gây tích tụ dịch trong bìu khiến vùng bìu người bệnh bị sưng đau và khó chịu.
Nếu không được phát hiện sớm, những khối u sẽ ngày càng tăng nhanh về kích thước và đồng thời sẽ có thể gây chèn ép vào một số dây thần kinh xung quanh khiến bệnh nhân đau lan rộng sang vùng háng và vùng bụng dưới.
Ngoài những biểu hiện tại chỗ kể trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân như tình trạng đau tức ngực, khó thở, ho ra máu, ho có đờm hay đau ở vùng lưng dưới, sưng ở chân do xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch lớn.
Do tinh hoàn có tác động lớn trong quá trình tổng hợp hormone sinh dục nam và sự tăng trưởng mô ngực nên khi tinh hoàn bị tổn thương hoặc xuất hiện những khối u ung thư thì sẽ có thể khiến vùng ngực của nam giới bị mềm hoặc phát triển bất thường.
3. Hướng dẫn tự thăm khám để phát hiện sớm bệnh ung thư tinh hoàn
Như chúng ta đã biết ung thư tinh hoàn rất khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Phần lớn những trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, cơ hội điều trị không cao, quá trình điều trị phức tạp, tốn nhiều chi phí và thời gian điều trị. Do đó, nam giới nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bệnh và thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà qua những bước sau:
Có thể tự theo dõi, thăm khám tinh hoàn tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Bước 1: Đứng trước gương quan sát và kiểm tra xem vùng bìu có dấu hiệu phù nề hay không.
- Bước 2: Khám từng bên tinh hoàn bằng tay. Cách thực hiện như sau: Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt ở dưới tinh hoàn và đồng thời ngón cái để ở phía trên tinh hoàn. Sau đó, lăn nhẹ ngón tay để kiểm tra trong tinh hoàn có khối u bất thường hay không?
- Bước 3: Kiểm tra phần mào tinh hoàn: Mào tinh hoàn là phần mềm nằm ở phía sau tinh hoàn.
4. Chẩn đoán và điều trị ung thư tinh hoàn
Để chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn, ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm để biết rõ vị trí và bản chất của khối u là rắn hay lỏng, xét nghiệm máu để xác định chất chỉ điểm ung thư, phẫu thuật cắt bỏ một bên tinh hoàn để xác định loại ung thư, giai đoạn ung thư để lên phác đồ điều trị hợp lý.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh phổ biến
Tùy thuộc vào từng trường hợp, giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh có thể kể đến như phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh, hóa trị và xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư.
Với phương pháp xạ trị, trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ, nhất là nguy cơ giảm số lượng tinh trùng gây ra ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản. Vì thế trước khi điều trị bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề bảo quản tinh trùng trước khi thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị.
Trong số các bệnh ung thư ở nam giới, ung thư tinh hoàn được đánh giá là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất nhưng có thể điều trị hiệu quả, thậm chí được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp.
Chính vì thế, nam giới nên thường xuyên tự thăm khám tại nhà. Nếu có biểu hiện bất thường nghi ngờ ung thư tinh hoàn hoặc các về vấn đề sức khỏe sinh sản, bạn có thể đến kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
MEDLATEC tự hào là nơi quy tụ các bác sĩ nam khoa đầu ngành cùng với sự đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, sẽ đảm bảo kết quả thăm khám chính xác và thời gian thực hiện nhanh chóng. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.