Dị ứng thời tiết là tình trạng có thể gặp ở mọi độ tuổi, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ em sẽ có nguy cơ bị cao hơn vì cơ thể của trẻ chưa được phát triển toàn diện và hệ miễn dịch còn kém. Đây cũng chính là mối bận tâm của rất nhiều phụ huynh. Vậy cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết là gì và có phương pháp phòng bệnh hiệu quả hay không?
05/02/2021 | Trẻ bị dị ứng thời tiết và tư vấn của chuyên gia
1. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Dị ứng nói chung chính là những phản ứng của cơ thể cho thấy hệ thống miễn dịch đang bị ảnh hưởng. Dị ứng thời tiết là những phản ứng của cơ thể khi gặp sự thay đổi của thời tiết.
Trẻ em có nguy cơ cao bị dị ứng thời tiết
Nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi môi trường và do sức đề kháng của trẻ còn kém. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể gây ra phản ứng dị ứng của cơ thể như là phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo, một số loại thuốc hay thức ăn, hoặc cũng có thể do di truyền,...
Tình trạng dị ứng sẽ gây tổn thương da và chỉ cần chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ thì sẽ nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp có bệnh lý thì các bậc phụ huynh cần phải chăm sóc trẻ cẩn thận hơn để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số nguy cơ khi trẻ bị dị ứng như:
Vùng da dị ứng ngày càng lan rộng.
Gây ra bệnh viêm kết mạc dị ứng và viêm da cơ địa.
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi mẹ xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết không tốt sẽ khiến tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch, từ đó, khiến trẻ dễ bị mắc nhiều bệnh lý khác.
2. Những triệu chứng cho thấy trẻ đang bị dị ứng thời tiết
Đôi khi, không ra ngoài môi trường mà ngay khi ở trong phòng điều hòa bé cũng có thể mắc phải hiện tượng dị ứng thời tiết. Làn da của trẻ rất mỏng manh vì thế khi thời tiết thất thường, nhiệt độ có sự tăng, giảm đột ngột sẽ rất dễ làm cho da bé bị kích ứng. Dưới đây là một số dấu hiệu dị ứng thời tiết mà trẻ có thể gặp phải:
Khi trẻ bị dị ứng thời tiết không nên cho trẻ ra ngoài
-
Xuất hiện tình trạng mề đay cấp: Đây được cho là triệu chứng phổ biến của tình trạng dị ứng thời tiết. Khi bị dị ứng, trên da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt sần, tròn, hoặc có những nốt như vết muỗi đốt, có hiện tượng sưng đỏ, khi dùng tay ấn vào thấy căng. Những vùng da dễ bị dị ứng có thể kể đến như cổ tay, chân, mặt và cũng có thể trên toàn cơ thể. Các bé sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu và trở nên cáu gắt khi bị dị ứng.
-
Bị viêm mũi dị ứng: Một số biểu hiện viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi trẻ bị dị ứng thời tiết, chẳng hạn như hiện tượng hắt hơi liên tục, có nhiều dịch ở hốc mũi,... Rất nhiều bà mẹ cũng đã nhầm lẫn biểu hiện này với bệnh cảm cúm.
-
Sốt: Hệ miễn dịch của trẻ rất yếu nên có thể xảy ra tình trạng sốt.
-
Chán ăn: Khi cơ thể phản ứng với thời tiết khiến cho trẻ rất mệt và khó chịu, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Trẻ chán ăn và hay quấy khóc, mất tập trung.
3. Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
3.1. Xử trí khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, mẹ chỉ cần chăm con cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ cho con thì tình trạng bệnh sẽ sớm được cải thiện. Ngược lại, nếu không chăm sóc trẻ đúng cách, nhất là đối với những trường hợp trẻ gãi lên những vùng da bị dị ứng, gây nhiễm trùng thì sẽ rất nghiêm trọng. Nếu tình trạng dị ứng nặng, tốt nhất, mẹ nên đưa con đi thăm khám để được điều trị hiệu quả.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Dưới đây là một số gợi ý về cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết:
Không nên cho trẻ ra ngoài hoặc trong trường hợp phải đi thì cần che cẩn thận cho trẻ, tránh để gió lạnh hay khói bụi làm tình trạng dị ứng của trẻ nghiêm trọng hơn.
Nên chú ý, quan sát trẻ, không để trẻ gãi hay chạm tay vào vết ngứa để tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng da dị ứng.
Giữ vệ sinh cho bé và để bé mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ.
Không nên cho trẻ chơi với chó, mèo, hoặc tiếp xúc với phấn hoa.
Chỉ nên sử dụng các loại kem bôi có chỉ định của bác sĩ.
Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, không nên tắm lâu và khi tắm xong nên lau bằng khăn khô, sạch sẽ.
3.2. Phòng ngừa nguy cơ bị dị ứng thời tiết
Như đã nói ở phía trên, cơ thể của bé rất nhạy cảm do sức đề kháng còn yếu. Chính vì thế, cha mẹ cần phải tìm hiểu những cách để bảo vệ con tránh khỏi nguy cơ dị ứng thời tiết. Dưới đây là một số gợi ý:
Nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt ăn nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng và cũng chính là để giảm nguy cơ dị ứng thời tiết cho trẻ. Nên cho trẻ tiêu thụ một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, probiotic.
Khuyến khích trẻ tập thể thao để tăng cường sức đề kháng
Nếu thời tiết thay đổi, cần giữ ấm cho trẻ và không nên cho trẻ ra ngoài quá nhiều.
Nên động viên để trẻ rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng bằng các bài tập vận động hay các môn thể thao.
Trên đây là những hướng dẫn về cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết và cách giúp trẻ phòng ngừa dị ứng một cách hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những vấn đề về sức khỏe hoặc muốn đặt lịch khám sớm, hãy đừng ngần ngại gọi điện cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số Hotline 1900 56 56 56.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Bệnh viện là nơi quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một dịch vụ chất lượng, hoàn hảo.