Khi mắc những bệnh về đường hô hấp, bệnh về tai mũi họng, trẻ có thể bị sốt và kèm theo nhiều triệu chứng khác, nhất là ho có đờm. Đáng lo ngại hơn với những trường hợp trẻ bị sặc đờm dãi khi đang ho. Các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức để biết cách xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho một cách hiệu quả và phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng.
19/07/2021 | Nếu sử dụng thuốc long đờm cho trẻ, bố mẹ nhất định phải biết 14/07/2021 | Hướng dẫn mẹ những mẹo giúp loãng đờm cho trẻ ngay tại nhà
1. Cách xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho
Mũi và cổ họng của trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện nên chưa thể xử lý chất nhầy một cách hiệu quả. Hơn nữa, do bé còn quá nhỏ, lực ho của bé không đủ mạnh để có thể đẩy đờm ra bên ngoài. Đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị sặc đờm dãi khi ho. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là cần chăm sóc con cẩn thận, quan sát thật kỹ những biểu hiện của con, để từ đó xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho nhanh chóng và đúng cách.
Khi trẻ quấy khóc thì nguy cơ sặc đờm dãi càng tăng
Với những trường hợp trẻ bị sặc đờm dãi khi ho, bố mẹ cần xử trí theo những cách sau:
Trước hết, mẹ cần đặt trẻ nắm úp lên cẳng tay của mẹ, đồng thời giữ cho đầu của trẻ nghiêng xuống dưới. Sau khi đã để trẻ đúng tư thế, mẹ thực hiện vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ để giúp trẻ đẩy đờm hoặc đẩy dị vật trong cổ họng ra bên ngoài. Nên thực hiện vỗ từ 5 đến 7 cái.
Nếu đã thực hiện xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho bằng cách vỗ lưng trẻ mà không hiệu quả, mẹ có thể dùng cách xoay mặt trẻ về phía cánh tay kia của mẹ. Với tư thế này, mẹ có thể dễ dàng quan sát để phát hiện đờm hay dị vật ở trong cổ họng con. Đồng thời mẹ sẽ dùng gạc sạch quấn quanh đầu ngón tay, sau đó nhẹ nhàng giúp con lấy dị vật ra khỏi cổ họng của con. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý cần nhẹ nhàng và không móc quá sâu vào cổ họng của trẻ để tránh gây tổn thương cho trẻ.
Nếu mẹ vẫn chưa lấy được dị vật ra khỏi cổ họng của trẻ, mẹ có thể thực hiện cách sau: Mẹ vẫn giữ trẻ ở tư thế trên, sau đó, mẹ đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa để đặt lên nửa dưới xương ức của con, đồng thời ấn mạnh trong khoảng 3 giây/lần. Đây là cách để giúp trẻ tạo cơn ho và khi trẻ ho thì đờm và dị vật sẽ có thể bị đẩy ra bên ngoài một cách dễ dàng hơn.
Cần sơ cứu kịp thời để tránh nguy hiểm cho trẻ
Nếu dị vật hoặc đờm vẫn chưa thể bị đẩy ra bên ngoài, mẹ hãy đặt 2 ngón tay của mẹ lên phần dưới xương ức của con và ấn khoảng 5 lần liên tục.
Khi đã thực hiện lấy đờm và dị vật ra khỏi cổ họng của con, hoặc khi đã làm đủ mọi cách mà không thể thành công thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ.
2. Phương pháp phòng tránh tình trạng sặc đờm dãi ở trẻ nhỏ
Với những trường hợp trẻ bị sốt và kèm theo đó là triệu chứng ho nhiều, xuất hiện nhiều đờm, các bậc phụ huynh cần theo dõi, quan sát con nhiều hơn đẻ hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị sặc đờm dãi. Nếu không may xảy ra tình trạng này thì việc phát hiện kịp thời cũng sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng sặc đờm dãi cho trẻ:
Khi trẻ bị ốm, sốt, xuất hiện đờm nhiều, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ sữa để có thể làm loãng đờm cũng như loãng dịch trong vùng cổ họng của trẻ.
Cho bé bú và uống đủ nước để giúp làm loãng đờm
Trong trường hợp trẻ quá nhỏ, không thể tự đẩy đờm ra ngoài cổ họng, mẹ có thể xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho bằng cách hỗ trợ hút đờm cho trẻ bằng dụng cụ hỗ trợ. Nhưng trước hết, cha mẹ cần đến tìm các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về cách hút đờm đúng cách cho trẻ. Trường hợp bố mẹ thiếu kiến thức và hút đờm không đúng cách, có thể khiến trẻ xảy ra tình trạng tổn thương hoặc xuất huyết niêm mạc trong hoặc sau khi hút đờm. Hơn nữa, không áp dụng đúng kỹ thuật hút đờm còn có thể làm cho bé khó chịu hơn, hoặc khiến bé bị nhiễm khuẩn khiến triệu chứng thở càng thêm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thực hiện làm đờm lỏng hơn để giúp trẻ phòng ngừa tình trạng loãng đờm. Cụ thể, mẹ cần đặt trẻ nằm nghiêng, sau đó nắm lỏng bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ, mẹ có thể vỗ theo hướng từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong, mỗi lần nên thực hiện trong khoảng vài phút và mỗi ngày nên vỗ từ 2 đến 3 lần.
Những trường hợp trẻ lớn hơn, mẹ có thể dùng cách cho trẻ hít hơi nước nóng, đây cũng là một cách làm loãng đờm rất hiệu quả.
Trường hợp trẻ bị sốt, ho nặng và nhiều đờm, kèm theo biểu hiện quấy khóc, khó chịu sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc đờm. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho trẻ.
Trên đây là những hướng dẫn về cách xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho và phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Lưu ý, mẹ không nên tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ. Dùng thuốc sai cách có thể khiến cho tình trạng bệnh của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn, đờm không những không được đẩy ra ngoài mà còn khiến trẻ dễ bị sặc hơn.
Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế đáng tin cậy dành cho các bậc phụ huynh. Bệnh viện chính là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho bệnh nhi.
Môi trường thăm khám, điều trị bệnh không chỉ thân thiện mà còn an toàn, phòng ngừa tối đa nguy cơ lây chéo. Đặc biệt, khoa Nhi còn được phối hợp với các chuyên khoa khác, chẳng hạn như Khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,… để có thể hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ chính xác và nhanh chóng nhất. Từ đó, đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bé. Chính vì những lý do này, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng phục vụ bạn.