Hỏi đáp: Xét nghiệm nhanh HIV liệu có chính xác? | Medlatec

Hỏi đáp: Xét nghiệm nhanh HIV liệu có chính xác?

Ngày 19/03/2020 CN.Nguyễn Thị Huế - Trung tâm Xét nghiệm

HIV được xem là căn bệnh thế kỷ, là nỗi ám ảnh của mọi người. Xét nghiệm HIV là cách để xác định một người có bị nhiễm bệnh hay không. Hiện nay có 2 phương pháp đó là xét nghiệm thông thường và xét nghiệm nhanh HIV. Trong khuôn khổ bài viết này, MEDLATEC sẽ đề cập đến phương pháp đang được nhiều người quan tâm là xét nghiệm nhanh HIV.


06/02/2020 | Dịch vụ xét nghiệm HIV tại nhà ra đời mang đến những tiện ích vượt trội
03/02/2020 | Giải đáp thắc mắc xét nghiệm HIV Combo Ab/Ag sau 4 tuần có chính xác không
01/02/2020 | Bác sỹ trả lời: 2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không?
30/01/2020 | Xét nghiệm HIV COMBO giúp phát hiện bệnh HIV ở giai đoạn sớm

1. Thế nào là xét nghiệm nhanh HIV?

HIV là một căn bệnh nguy hiểm và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khẳng định rằng điều trị càng sớm sau khi nhiễm HIV càng có lợi cho sức khỏe người bệnh. Điều trị HIV sớm sẽ giúp hạn chế sự gây hại của virus HIV, ít gây biến chứng cho người bệnh và khả năng lây nhiễm sang người khác cũng thấp hơn so với những người điều trị muộn. 

HIV là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm

HIV là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm

Có 3 loại xét nghiệm HIV:

- Xét nghiệm sàng lọc HIV: thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật đơn giản (sinh phẩm xét nghiệm nhanh HIV) hoặc kỹ thuật miễn dịch đánh dấu tùy từng điều kiện của đơn vị nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng và an toàn sinh học.

- Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV: gồm 2 phương pháp chính

+ Xét nghiệm huyết thanh học: phát hiện sự hiện diện của kháng thể và/ hoặc kháng nguyên HIV trong máu hoặc dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi.

+ Xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện ADN/ ARN của HIV trong máu hoặc các dịch tiết, thường dùng để phát hiện nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi.

- Xét nghiệm theo dõi điều trị (HIV đo tải lượng virus): đo lượng virus HIV còn tồn tại trong máu sau khi điều trị HIV để tiên lượng hiệu quả điều trị.

2. Những ai nên thực hiện xét nghiệm HIV

xét nghiệm HIV được khuyến cáo thực hiện ít nhất 2 lần/năm cho những đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV:

  • Những người nghiện ma túy, tiêm chích ma tuý sử dụng chung bơm kim tiêm.

  • Những người làm nghề mại dâm như gái mại dâm.

  • Những người bị viêm gan, lao, giang mai, lậu, chlamydia.

  • Những người quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ với những đối tượng kể trên.

Xét nghiệm và phát hiện sớm HIV chính là bảo vệ sức khoẻ của mình và những người xung quanh. Những người biết mình dương tính với HIV có thể thay đổi hành vi để hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh.

Những đối tượng tiêm chích ma tuý nên thực hiện xét nghiệm HIV định kỳ

Những đối tượng tiêm chích ma tuý nên thực hiện xét nghiệm HIV định kỳ

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm nhanh HIV

So với phương pháp thông thường thì xét nghiệm nhanh HIV có các ưu điểm sau:

  • Dễ sử dụng, dễ đọc kết quả.

  • Cho kết quả nhanh chóng, hạn chế hồi hộp chờ đợi như xét nghiệm HIV thông thường.

  • Cán bộ làm xét nghiệm có thể được đào tạo nhanh và an toàn cho cán bộ xét nghiệm.

  • Chi phí xét nghiệm thấp.

  • Chỉ cần có que nhúng miễn dịch để test nhanh, không cần các dụng cụ chuyên dụng.

Nhược điểm của phương pháp này là độ đặc hiệu của phương pháp không cao, chỉ cho biết trong mẫu bệnh phẩm có mặt của kháng nguyên/ kháng thể HIV trong máu, không khẳng định được bệnh nhân nhiễm HIV hay không. Trường hợp lượng kháng nguyên/ kháng thể trong mẫu bệnh phẩm thấp (phản ứng thấp) thì có thể cho kết quả âm tính giả. Nếu kết quả dương tính phải gửi mẫu đến cơ quan có thẩm quyền để xác định tình trạng nhiễm như: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Đa khoa Medlatec...

Xét nghiệm nhanh HIV là phương pháp dễ thực hiện và an toàn

Xét nghiệm nhanh HIV là phương pháp dễ thực hiện và an toàn

4. Xét nghiệm nhanh HIV có chính xác không?

Chỉ trong khoảng 45 - 60 phút, xét nghiệm nhanh HIV sẽ cho biết kết quả là có kháng thể HIV hay không. 

  • Kết quả âm tính có độ chính xác lên đến 99,8 % khi có 1 vạch đỏ xuất hiện trên dải thiết bị.

  • Kết quả dương tính có độ chính xác lên đến 99,3 % khi có 2 vạch đỏ xuất hiện trên dải thiết bị.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu kết quả dương tính thì cần gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm lại, thời gian có kết quả là từ 1 - 2 ngày. Với một người phơi nhiễm HIV thì cần thời gian 4 - 6 tuần mới có kháng thể HIV để cho kết quả dương tính. Vì thế không thể loại trừ trường hợp mới phơi nhiễm nên kết quả test nhanh là âm tính, do đó cần thực hiện xét nghiệm lặp lại.

Nhìn chung, que thử nhanh HIV có độ chính xác cao trên 99% nên được áp dụng tốt trong sàng lọc HIV nhanh tại các phòng khám, phòng cấp cứu, các trung tâm y tế, các sự kiện xét nghiệm HIV đặc biệt.

Tại bệnh viện, xét nghiệm nhanh HIV được sử dụng kiểm tra khi nhân viên y tế vô tình tiếp xúc với máu người bị nhiễm HIV, khi thai phụ nhập viện để sinh nở hoặc phụ nữ trong độ tuổi lao động chưa được kiểm tra trước đó.  

5. Nên đi xét nghiệm khi nào để có kết quả chính xác nhất?

Sau khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng cần có thời gian để nhân lên và gây bệnh. 

  • Trong tuần đầu, virus HIV nhân lên khắp cơ thể, có thể phát hiện virus trong dịch não tủy trước khi phát hiện trong máu.

  • Tuần 3 - 6: phần lớn người phơi nhiễm HIV đều có biểu hiện khỏe mạnh như bình thường, một số có biểu hiện của HIV giai đoạn sớm.

  • Bệnh diễn biến thầm lặng. Sau khi phơi nhiễm 4 - 6 tuần là thời điểm tốt nhất để xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh sau khoảng thời gian dài phơi nhiễm, có khi lên đến vài tháng.

Tóm lại, người nghi ngờ phơi nhiễm HIV nên đi xét nghiệm sau 2 - 3 tháng kể từ thời điểm nghi phơi nhiễm để có kết quả chính xác nhất. 

6. Nên làm gì khi kết quả xét nghiệm là dương tính?

Nếu không may kết quả xét nghiệm của bạn là dương tính, hãy bình tĩnh và nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây, lưu ý rằng những khuyến cáo này không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.

  • Đến ngay cơ sở có thẩm quyền để xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ hay nhân viên y tế cộng đồng để biết mình nên làm gì tiếp theo.

  • Dừng ngay những hành động phá huỷ hệ miễn dịch như hút thuốc, uống rượu, tiêm chích ma tuý,…

  • Bạn sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá mức độ nhiễm virus.

  • Kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục và nhiều bệnh khác. Bởi vì HIV gây suy giảm miễn dịch, người bệnh cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm các bệnh cơ hội.

  • Sẵn sàng thông báo về tình trạng bệnh cho những người đã, đang là bạn tình của bạn và những người mà bạn nghi ngờ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ bạn.

  • Đến các cơ sở y tế cộng đồng để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời về tinh thần và sức khỏe.

Hãy bình tĩnh và liên lạc với bác sĩ khi biết mình dương tính với HIV

Hãy bình tĩnh và liên lạc với bác sĩ khi biết mình dương tính với HIV

Hiện nay có thuốc hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả bằng thuốc kháng virus và nhiều thuốc hỗ trợ miễn dịch khác. Thuốc hỗ trợ điều trị HIV giúp làm chậm quá trình phát triển của virus HIV trong cơ thể người bệnh, kéo dài thời gian sống. Vì thế, bạn không nên quá bi quan mà hãy sống thật lạc quan, có ích cho xã hội.

Xét nghiệm nhanh HIV là một cuộc cách mạng hóa trong sàng lọc phát hiện phơi nhiễm HIV. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn và hướng dẫn xét nghiệm nếu nghi ngờ bản thân phơi nhiễm HIV. Nếu cần biết thông tin chi tiết về dịch vụ xét nghiệm HIV tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, độc giả vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp