Hội chứng ống cổ chân được là một bệnh lý thần kinh có đặc điểm tương tự như hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này xảy ra ở vị trí ở mắt cá chân nhưng tần suất xảy ra ít hơn nhiều. Tìm hiểu hội chứng ống cổ chân rất quan trọng để nhận biết và điều trị kịp thời, để nhanh chóng khắc phục nỗi khổ tâm của người bệnh khi mắc phải bệnh lý này.
04/08/2022 | Cảnh giác với những dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân 12/07/2022 | Chụp X quang xương cổ chân tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC 23/04/2022 | Một số phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân 17/12/2020 | Thông tin y khoa cần biết về hội chứng ống cổ chân
1. Khái niệm về hội chứng
Trước hết, để hiểu rõ về hội chứng ống cổ chân, cách nhận biết bản thân mắc bệnh để có những giải pháp, hướng xử lý kịp thời thì cần nắm được khái niệm về hội chứng này.
Hội chứng ống cổ chân - nỗi khổ tâm của người bệnh
1.1. Ống cổ chân là gì?
Đầu tiên, cấu trúc của ống cổ chân là một khoảng không gian hẹp hướng ra phía sau với vị trí thấp hơn mắt cá chân trong. Đây là bộ phận bao gồm nhiều cấu trúc quan trọng, cụ thể như: dây thần kinh chày sau có chức năng tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động của cổ chân; động mạch và tĩnh mạch của chày sau; cơ gấp các ngón hay cơ chày sau. Do đó, sự rối loạn thần kinh của ống cổ chân là một dạng rối loạn hệ thần kinh.
Hội chứng này còn có tên gọi khác là đau dây thần kinh chày sau hay được gọi là rối loạn chức năng thần kinh. Sở dĩ bệnh lý này được gọi là bệnh lý thần kinh là vì dây thần kinh sẽ bị chèn ép hay dây thần kinh ở ống cổ chân có các cấu trúc khác nhau. Tình trạng rối loạn dây thần kinh chày của ống cổ chân sau xảy ra dưới áp lực được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khái niệm về ống cổ chân
1.2. Đối tượng dễ mắc phải hội chứng
Sau đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng, bao gồm:
-
Người bị bệnh béo phì.
-
Người thường xuyên vận động ở cường độ cao như vận động viên thể thao hay người lao động tay chân.
-
Người mắc các bệnh lý về khớp như thấp khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
-
Lòng bàn chân phẳng hơn so với bàn chân thông thường.
-
Ống cổ chân có khối u cũng có thể mắc hội chứng.
2. Nguyên nhân gây nên hội chứng
Hội chứng ống cổ chân là nỗi lo lắng, khổ tâm của người bệnh khi mà bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cổ chân cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để có thể ngăn ngừa, phòng tránh hiệu quả quả hội chứng này xuất hiện, tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp người bệnh hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây nên rối loạn chức năng thần kinh ở ống cổ chân?
Ống cổ chân bị rối loạn chức năng thần kinh có thể đến từ nguyên nhân là các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Cụ thể:
-
Nguyên nhân đến từ các yếu tố bên ngoài: người bệnh có thể gặp phải bệnh lý nếu như đi giày không vừa với kích cỡ chân; do chấn thương; sự xuất hiện bất thường của quá trình giải phẫu; bệnh lý toàn thân; viêm khớp toàn thân; vết sẹo hình thành sau phẫu thuật; phù nề chi dưới; hay đây là một trong những biến chứng do bệnh lý tiểu đường gây nên.
-
Nguyên nhân đến từ các yếu tố bên trong: người bệnh có thể gặp phải hội chứng này do các yếu tố bên trong cơ thể con người, do các bệnh lý như viêm bao gân, bệnh lý về gân, u xương, xơ hóa quanh màng cứng gây nên. Hoặc có thể đến từ các nguyên nhân như tổn thương chiếm không gian, hiệu ứng khối.
Mang giày không vừa vặn là nguyên nhân gây nên bệnh
Ngoài những nguyên nhân này, các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh gout, suy giáp hay tăng lipid máu có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng ống cổ chân ở người.
3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng
Rối loạn chức năng thần kinh của ống cổ chân ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng đi lại, vận động của con người. Nhận biết hội chứng này thông qua các dấu hiệu cơ bản là cách phát hiện nhanh chóng và có những biện pháp chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết hội chứng mà bạn cần biết.
Khi bị rối loạn chức năng thần kinh ở ống cổ chân, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau tại bất kỳ vị trí nào dọc theo dây thần kinh chày. Vị trí đau thường xuyên gặp nhất là lòng bàn chân hoặc ở khu vực bên trong mắt cá chân. Ngoài triệu chứng đau mắt cá chân, lòng bàn chân điển hình thì sau đây là một số dấu hiệu có thể nhận biết bạn đang mắc hội chứng ống cổ chân, như sau:
-
Cảm giác đau như bị kim châm.
-
Đau như bị điện giật.
-
Ngứa gan.
-
Tê bì.
-
Khả năng uốn cong bàn chân hay bẻ quặp ngón chân giảm dần so với ban đầu.
-
Khu vực ngón chân hay khu vực lòng bàn chân bị mất cảm giác.
-
Khả năng di chuyển ở tình trạng đáng báo động, có thể dẫn đến liệt chân và người bệnh có dáng đi bất thường.
Triệu chứng nhận biết rối loạn chức năng thần kinh ống cổ chân
Tùy vào thể trạng, cơ địa từng người mà triệu chứng, biểu hiện của mỗi người là khác nhau. Có nhóm người triệu chứng từ nhẹ đến nặng dần, nhưng cũng có nhóm người các triệu chứng có thể khởi phát vô cùng đột ngột.
Các triệu chứng, cơn đau khi gặp phải hội chứng này sẽ trở nên nặng hơn nếu như người bệnh vận động mạnh và vận động với cường độ nhiều. Nếu người bệnh kéo dài thời gian không điều trị thì các triệu chứng có thể xuất hiện ngay trong lúc ngủ hay trong lúc nghỉ ngơi, trở thành nỗi khổ tâm, khó chịu của người bệnh.
4. Mức độ nguy hiểm của rối loạn chức năng thần kinh ống cổ chân
Rối loạn chức năng thần kinh của ống cổ chân gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển, đi lại của người bệnh. Đặc biệt, nếu như không điều trị bệnh lý này sớm, kịp thời thì dây thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn và không có khả năng phục hồi. Điều này có thể dẫn đến liệt chân.
Nếu dây thần kinh ở ống cổ chân của người bệnh bị tổn thương, mọi khả năng cử động của bản chân đều bị ảnh hưởng. Do đó, việc ngăn ngừa, phòng tránh, phát hiện và điều trị kịp thời hội chứng ống cổ chân rất quan trọng để tránh những rủi ro, biến chứng xấu xảy ra, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống và sinh hoạt.
5. Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng ống cổ chân xảy ra?
Tìm hiểu những thông tin cơ bản về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm của hội chứng ống cổ chân gây nên với người bệnh rất quan trọng để nhận biết được tầm quan trọng của việc ngăn ngừa, phòng bệnh. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn hội chứng này xảy ra? Cụ thể như sau:
Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả
-
Khi phát hiện cổ chân, chân có dấu hiệu bất thường thì cần phải đến thăm khám bác sĩ sớm để được kiểm tra, chẩn đoán và có những biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh chân sạch sẽ cũng là cách để ngăn ngừa hội chứng xuất hiện.
-
Nên tập luyện, rèn luyện thể thao với mức độ vừa phải, hợp lý với thể trạng con người. Không nên chơi những môn thể thao quá mạnh, ảnh hưởng đến chân và gây tổn thương ở chân cũng như toàn bộ cơ thể.
-
Nên lựa chọn giày có kích thừa vừa vặn, thoải mái với bàn chân và lựa chọn giày phù hợp đối với các hoạt động,
-
Tập luyện thể dục thể thao và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhằm ngăn chặn béo phì hiệu quả.
Những thông tin cơ bản về hội chứng ống cổ chân mà bạn cần biết sẽ giúp ích bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Khi có dấu hiệu bất thường hay cần kiểm tra sức khỏe, Quý khách có thể đến Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch trước.