Trẻ ở tuổi nhũ nhi được xác định là trẻ dưới 24 tháng tuổi. Do sức để kháng còn yếu nên bé rất dễ bị bệnh, đặc biệt là triệu chứng sốt là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn này. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp chống lại tác nhân gây bệnh nhưng nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?
10/05/2021 | Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị viêm họng sốt bao lâu thì nên đưa đi viện? 06/05/2021 | Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh hay không? 06/05/2021 | Tìm hiểu về bệnh lý và biểu hiện đặc trưng của sốt mò
1. Hiểu đúng về tình trạng sốt ở trẻ nhỏ
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại tác nhân gây bệnh. Ở trẻ nhỏ, thân nhiệt thường cao hơn một chút so với người lớn, dao động từ 37 - 37.8 độ C. Như vậy, khi trẻ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên là sốt.
Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn người trưởng thành
Bên cạnh đó, nhiệt độ ở các bộ phận trong cơ thể trẻ có thể khác nhau, đo thân nhiệt cho bé cha mẹ cần lưu ý vấn đề này. Nhiệt độ ở nách bình thường >37,2 độ C, ở miệng >37.5 độ C, ở hậu môn và tai >38 độ C.
Khi trẻ sốt, cha mẹ cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để xem xét sử dụng thuốc hạ sốt, các biện pháp hạ sốt hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu cần thiết.
2. Trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?
Sốt là phản ứng tự nhiên có lợi của cơ thể, vì thế việc đầu tiên là cha mẹ cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng để xử lý đúng cách. Nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ nhũ nhi sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?
Trẻ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38.5 độ C trở lên, cần sử dụng loại thuốc hạ sốt phù hợp với trẻ nhỏ. Hiện nay, thuốc hạ sốt chứa hoạt chất Paracetamol được sử dụng phổ biến nhất để hạ sốt, giảm đau cho trẻ nhỏ an toàn.
Trẻ nên uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38.5 độ C
Sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng bao nhiêu cần có hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả hạ sốt cho trẻ. Không nên tự ý phối hợp nhiều thuốc hạ sốt hoặc sử dụng thuốc hạ sốt của người lớn, trẻ có thể bị tác dụng ngược dẫn đến sốt cao hơn, gặp phải tác dụng phụ như: xuất huyết tiêu hóa, kích ứng dạ dày, tổn thương gan,…
Bên cạnh thuốc hạ sốt thì bác sĩ cũng có thể chỉ định truyền dịch cho trẻ. Lưu ý nếu trẻ còn tỉnh táo, nên cho trẻ uống nhiều nước tự nhiên thay vì truyền dịch. Phương pháp này chỉ được chỉ định để bù nước, hạ sốt trong trường hợp trẻ mất nước nặng và có giám sát từ bác sĩ.
Nếu trẻ sốt cao, không đáp ứng với thuốc cũng như các biện pháp hạ sốt khác, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy trẻ sốt cao cần được can thiệp y tế:
-
Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.
-
Trẻ sốt cao trên 40 độ C.
-
Trẻ sốt đi kèm với quất khóc, bứt rứt không dỗ được, nhất là khi cử động hoặc khi cha mẹ chạm vào cơ thể bé.
-
Trẻ li bì, có dấu hiệu mất ý thức, khó đánh thức khi ngủ.
-
Có dấu hiệu phát ban trên da.
-
Trẻ bị cứng cổ bất thường.
-
Dịch mũi khiến trẻ khó thở, sau khi vệ sinh mũi tình trạng vẫn không được cải thiện.
-
Trẻ nôn ói nhiều.
Sốt cao đi kèm với nôn ói ở trẻ nhỏ là dấu hiệu nguy hiểm
-
Trẻ đi tiêu ra máu, ói ra máu.
-
Trẻ không bú được, không uống nước và nuốt thức ăn được.
-
Trẻ bị co giật do sốt quá cao.
-
Sức khỏe suy kiệt.
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt cao khi mắc bệnh, nhiễm trùng khi thời tiết thay đổi hoặc trong mùa dịch bệnh. Vì thế cha mẹ cần lưu ý triệu chứng sốt của trẻ, chăm sóc đúng cách và dùng thuốc hạ sốt, can thiệp y tế nếu cần thiết tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
3. Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt có tác dụng nhanh, hiệu quả để trẻ giảm tình trạng sốt cũng như bảo vệ các cơ quan khi nhiệt độ cơ thể quá cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc hạ sốt sai cách có thể gây tác dụng ngược lại, khiến trẻ sốt cao hoặc nguy hiểm hơn là tình trạng ngộ độc thuốc dẫn đến tử vong.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, hạn chế tác dụng phụ. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Dùng thuốc hạ sốt đúng cách rất quan trọng với trẻ nhỏ
-
Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C (trừ trường hợp đặc biệt phải có sự hướng dẫn kê đơn của bác sĩ), lạm dụng thuốc hạ sốt sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sự phát triển cơ thể trẻ sau này.
-
Nếu trẻ sốt cao không uống được thuốc, có thể dùng thuốc nhét hậu môn để hạ sốt cho trẻ nhỏ. Lưu ý nên nhét nhẹ nhàng vào hậu môn trẻ, tránh gây tổn thương chảy máu cho vùng hậu môn. Có nhiều dạng thuốc hạ sốt dùng tại nhà cho trẻ là hỗn dịch siro, bột, viên đạn thuốc bột và thuốc dạng viên.
-
Lưu ý cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt còn hạn sử dụng.
-
Tổng liều thuốc hạ sốt cho trẻ cần đảm bảo không quá 60mg trên mỗi kg cân nặng trong vòng 24 giờ.
Bên cạnh cho sử dụng thuốc hạ sốt, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc đúng cách, dùng biện pháp hỗ trợ để trẻ hạ sốt nhanh hơn.
Đầu tiên, trẻ sốt nên được tắm hoặc lau qua người với nước ấm để hạ sốt. Có thể thay nước lau người cho trẻ liên tục cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh là lau nước mát, nước lạnh để hạ sốt cho trẻ là hoàn toàn không đúng. Nước ấm giúp mạch máu giãn nở, nhiệt từ trong cơ thể dễ toát ra ngoài hơn. Còn lau nước lạnh sẽ gây co mạch, cơ thể giữ nhiệt cao gây nguy hiểm hơn.
Nên lau nước ấm để trẻ hạ sốt
Nếu trẻ đã có thể ăn dặm thì khi sốt, nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, canh, đồng thời uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi do sốt cao. Với trẻ còn bú mẹ, hãy cho trẻ bú nhiều lần, bú theo nhu cầu.
Như vậy, trẻ nhũ nhi sốt từ 38.5 độ C trở lên sẽ cần uống thuốc hạ sốt, đi kèm với đó là các biện pháp giảm sốt tự nhiên cho trẻ. Nếu trẻ không đáp ứng với thuốc và tình trạng sốt tăng lên, hãy sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, tránh sốt kéo dài gây nguy hiểm đến sức khỏe.