Góc tư vấn: bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? | Medlatec

Góc tư vấn: bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ nhưng dễ dàng phòng tránh và sàng lọc phát hiện. Song tỉ lệ tử vong do bệnh lý này ở nước ta vẫn cao do phát hiện bệnh muộn, di căn xa, tiên lượng xấu. Vậy bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không và thời gian sống sau khi mắc bệnh là bao lâu?


04/01/2021 | Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung và lời khuyên của chuyên gia
29/12/2020 | Bật mí 5 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản, hiệu quả
29/12/2020 | Sàng lọc ung thư cổ tử cung: tất cả các vấn đề liên quan

1. Bạn đã thực sự nắm được ung thư cổ tử cung nguy hiểm thế nào chưa?

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp nhất, gây ra nhiều triệu chứng như: xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng xương chậu, bụng dưới, ra nhiều khí hư và khí hư bất thường,… Một số ít trường hợp ung thư giai đoạn cuối còn xuất hiện tình trạng rò nước tiểu hoặc phân qua ngã âm đạo.

bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không

Ung thư cổ tử cung càng tiến triển ở giai đoạn muộn thì triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao

Ung thư cổ tử cung càng tiến triển ở giai đoạn muộn thì triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao. Biểu hiện bệnh ở từng bệnh nhân là khác nhau, còn phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u, mức độ và vị trí di căn,… 

Điều nguy hiểm đầu tiên chính là dấu hiệu bệnh rất mờ nhạt, giai đoạn khởi phát gần như không có dấu hiệu gì. Nhiều bệnh nhân khi bệnh đã tiến triển di căn song vẫn không hề thấy có bất thường nào. Điều này khiến người bệnh phát hiện bệnh muộn, khả năng đáp ứng điều trị và tiên lượng kém.

Điều trị ung thư cổ tử cung sớm khi khối u chưa lan rộng ra nhiều cơ quan chủ yếu bằng phương pháp tại chỗ cho kết quả khá tốt như: cắt, đốt khối u, phẫu thuật cắt bỏ tử cung,…

Cắt bỏ tử cung làm mất khả năng làm mẹ của người phụ nữ

Cắt bỏ tử cung làm mất khả năng làm mẹ của người phụ nữ

Hóa xạ trị điều trị cho các trường hợp ung thư tiến triển cũng gây nhiều tác dụng phụ đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều trường hợp không đáp ứng điều trị, điều trị không kịp thời và đúng cách, ung thư di căn xa sẽ gây nhiều biến chứng trầm trọng nguy hiểm như: thiếu máu nặng, suy thận, phù chân,…

Các cơ quan mà ung thư cổ tử cung dễ di căn đến như: xương, gan, phổi,… sẽ gây những ảnh hưởng sức khỏe khác, tiên lượng sống cũng không cao.

2. Giải đáp thắc mắc: bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Y học đang từng ngày tìm ra phương pháp điều trị triệt để ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, song hiện nay chỉ những trường hợp phát hiện bệnh sớm mới có khả năng chữa khỏi. Bệnh nhân được coi như điều trị khỏi ung thư khi sống khỏe mạnh trên 5 năm. Ngoài giữ được sự sống, người bệnh phát hiện ung thư sớm cũng có thể bảo tồn chức năng sinh sản và hạn chế những ảnh hưởng sức khỏe khác.

Số liệu thống kê về tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn và phương pháp điều trị phù hợp như sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Khi phát hiện ung thư cổ tử cung sớm bằng các dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư thì cơ hội chữa khỏi bệnh lên tới 96%.

Phát hiện ung thư giai đoạn khởi phát hầu hết có thể chữa khỏi

Phát hiện ung thư giai đoạn khởi phát hầu hết có thể chữa khỏi

  • Giai đoạn 1: Tỉ lệ chữa khỏi bệnh lúc này ở khoảng 80 - 90%.

  • Giai đoạn 2: Khả năng người bệnh sống sót sau 5 năm còn từ 50 - 60%.

  • Giai đoạn 3: Chỉ có khoảng 25 - 35% bệnh nhân tiên lượng sống trên 5 năm.

  • Giai đoạn 4: Thấp hơn 15% bệnh nhân có thể chữa khỏi bệnh.

Bệnh ung thư đã di căn hay chưa và di căn xa đến những cơ quan nào là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tiên lượng bệnh. Như vậy, bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không còn phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, có điều trị tích cực đúng cách hay không. 

3. Những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung chị em cần biết

Căn bệnh ám ảnh này sẽ không còn đe dọa nữa nếu bạn thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa sau:

3.1. Khám phụ khoa định kỳ

Việc này không chỉ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà còn bảo vệ tốt sức khỏe của chị em phụ nữ trước các bệnh liên quan đến đường sinh dục. Khám phụ khoa định kỳ và thực hiện xét nghiệm phết bào cổ tử cung được khuyến cáo nên thực hiện từ năm 21 tuổi - 65 tuổi. Xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm một lần sẽ phát hiện sớm ung thư hoặc tổn thương tiền ung thư.

Vắc xin HPV giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV - nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung

 Vắc xin HPV giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV - nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung

3.2. Tiêm vắc xin HPV

Virus HPV liên quan đến hầu hết trường hợp ung thư cổ tử cung, vì thế tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV giúp phụ nữ bảo vệ bản thân tốt khỏi căn bệnh này. Vắc xin HPV được khuyến cáo nên tiêm phòng với bạn gái, phụ nữ từ 9 - 26 tuổi khi chưa quan hệ tình dục. Phụ nữ lớn tuổi hơn vẫn nên tiêm phòng để tránh lây nhiễm HPV và mắc ung thư cổ tử cung song hiệu quả sẽ giảm đáng kể.

3.3. Quan hệ tình dục an toàn

Lứa tuổi vị thành niên với kiến thức tình dục chưa đầy đủ, cơ thể chưa hình thành khả năng tự bảo vệ tốt nhất dễ bị lây nhiễm HPV và các tác nhân gây bệnh khác. Do đó, bạn gái nên tránh quan hệ tình dục quá sớm, quan hệ tình dục thiếu an toàn với nhiều bạn tình.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục vừa giúp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HPV, vừa bảo vệ bản thân trước bệnh truyền nhiễm khác.

3.4. Kiểm soát cân nặng

Nghiên cứu đã chỉ ra những người béo phì thường bị tăng nồng độ Estrogen - hormone sinh dục nữ và có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Kiểm soát cân nặng không chỉ giúp phụ nữ phòng ngừa ung thư mà còn bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cũng như giữ vóc dáng và sự trẻ trung.

Mỡ thừa gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho phụ nữ

 Mỡ thừa gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho phụ nữ

3.5. Duy trì lối sống lành mạnh

Giữ tinh thần lạc quan, tập luyện thể thao thường xuyên, tránh stress và dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Đặc biệt vùng kín cần được vệ sinh sạch sẽ đúng cách, nhất là trong thời kỳ hành kinh.

Nếu còn thắc mắc bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi không, hãy liên hệ tư vấn qua hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia đầu ngành tại MEDLATEC hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp