Sỏi thận là bệnh nhiều người mắc phải. Điều đáng nói hơn là nguy cơ tái phát bệnh rất cao nếu bệnh nhân không có chế độ ăn uống hợp lý. Vậy nên ăn gì sau khi mổ sỏi thận. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
20/07/2020 | Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán 07/07/2020 | Phát hiện sớm sỏi thận nhờ chụp CT hệ tiết niệu 21/05/2020 | Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả bạn nên biết 26/04/2020 | Những lưu ý quan trọng người mắc sỏi thận cần biết
1. Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản,... tập hợp thành những tinh thể rắn. Kích thước của những sỏi này có thể lên tới vài cm. Nếu kích thước nhỏ, sỏi sẽ được đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Ngược lại với những trường hợp sỏi to thì có thể làm tổn thương hay tắc đường dẫn tiểu, để lại những hậu quả khôn lường.
Trường hợp sỏi to gây tắc đường dẫn tiểu, để lại những hậu quả khôn lường
Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ: Một số loại thuốc kháng sinh nếu sử dụng trong thời gian quá dài có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Chế độ ăn uống không khoa học: Nếu ăn quá nhiều những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh thể purin, nguy cơ làm tăng acid uric cũng dễ hình thành sỏi thận, ăn quá mặn sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bên cạnh đó, nếu bạn uống ít nước thì thận sẽ không có đủ nước để lọc cũng như đào thải ra bên ngoài. Từ đó khiến cho chất khoáng dễ tích tụ lại và gây bệnh sỏi thận.
Mất ngủ kéo dài: Khi ngủ, mô thận sẽ tự tái tạo tổn thương. Chính vì thế, nếu bạn thường xuyên mất ngủ thì chức năng này của thận sẽ không có cơ hội được thực hiện và lâu ngày dẫn đến hình thành bệnh sỏi thận.
Nhịn ăn sáng: Nhịn ăn sáng sẽ khiến tăng khả năng dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột và từ đó tăng nguy cơ tạo sỏi.
Nhịn tiểu: Đây là thói quen rất có hại cho hệ bài tiết. Những chất khoáng không được đào thải thường xuyên và dẫn tới lắng đọng đến một lượng nhất định sẽ tạo thành sỏi.
Đau lưng, đau vùng hố thận 2 bên: Nếu sỏi được hình thành trong thận sẽ gây ra sự cọ xát, gây tắc ứ nước tiểu và từ đó dẫn tới hiện tượng đau lưng, cơn đau có thể lan dần ra phía bụng dưới, hố thận , đôi khi gây ra cơn đau quặn thận, có thể đau lan xuống bộ phận sinh dục.
Đau khi đi tiểu: Sỏi thận có thể di chuyển từ niệu quản tới bàng quang rồi tới niệu đạo trước khi được cơ thể đẩy ra ngoài và vì thể trong thời gian di chuyển này nó sẽ gây đau buốt khi đi tiểu.
Tiểu ra máu: Khi di chuyển từ thận đến bàng quang,… những viên sỏi này có thể cọ xát và gây ra những tổn thương ở những cơ quan mà nó di chuyển qua. Những tổn thương nặng có thể dẫn đến tình trạng tiểu ra máu mà quan sát được bằng mắt thường. Một số tình trạng tổn thương ít hơn thì phải quan sát bằng kính hiển vi mới thấy nước tiểu có lẫn máu.
Tiểu dắt: Những người bị sỏi thận thường khá mệt mỏi với tình trạng tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu lại rất ít. Thậm chí, một số trường hợp khi sỏi bị tắc ở niệu quản khiến cho nước tiểu không thể xuống được bàng quang và gây ra tình trạng ứ nước tại thận.
Các loại rau xanh giàu chất xơ rất tốt cho người bị sỏi thận
Buồn nôn và nôn: Như chúng ta đã biết, thận và ruột có liên quan đến nhau qua các dây thần kinh. Vì thế những bệnh nhân sỏi thận có thể bị tác động xấu đến đường tiêu hóa và dẫn tới tình trạng bị buồn nôn, nôn.
Sốt và cảm giác ớn lạnh: Bị sỏi thận mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng gây sốt và cảm giác ớn lạnh cho người bệnh,
Nếu gặp phải những triệu chứng trên. Bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả. Mổ lấy sỏi là phương pháp khá hiệu quả đối những bệnh nhân bị tổn thương và biến chứng nghiêm trọng.
2. Nên ăn gì sau mổ sỏi thận
Sau mổ sỏi thận, người bệnh không được chủ quan mà nên ăn theo một chế độ nghiêm ngặt để phòng tránh sự tái phát của bệnh.
Thực phẩm giàu canxi rất tốt cho bệnh nhân sau mổ sỏi thận
Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh sỏi thận nên ăn sau mổ:
Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, các loại đậu. Những thực phẩm này sẽ rất tốt để hỗ trợ nhu động ruột, giúp bệnh nhân dễ dàng hơn khi đại tiện, đặc biệt hữu ích với các trường hợp thực hiện tán sỏi thận qua da. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về các loại thực phẩm cụ thể nên bổ sung.
Thực phẩm giàu canxi: Bệnh nhân sau mổ sỏi thận nên bổ sung những thực phẩm chứa canxi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bổ sung lượng canxi đầy đủ vào cơ thể thì tỉ lệ tái phát sỏi thận canxi sẽ giảm.
Bạn có thể bổ sung canxi từ những loại thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa, các loại rau xanh đậm,… Một số trường hợp cần thiết có thể uống canxi mỗi ngày theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Uống nhiều nước: Uống nước có tác dụng thanh lọc cơ thể rất tốt và nó tốt cho toàn bộ cơ thể. Đối với người bình thường, việc uống đủ nước là vô cùng cần thiết và đối với người bị sỏi thận, điều này càng quan trọng hơn.
Khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì sẽ dễ dàng đào thải những chất lắng đọng ra ngoài cơ thể và giảm nguy cơ bị sỏi thận. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung bằng những loại nước sinh tố theo sở thích của bạn. Bạn có thể kiểm tra mình đã uống đủ nước chưa bằng cách quan sát màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, trắng thì chứng tỏ rằng bạn đã uống đủ nước.
Nên uống đủ nước để phòng ngừa tái phát sỏi thận
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày: Sau mổ, cơ thể thường mệt và chán ăn. Thay vì 3 bữa chính, bạn có thể chia nhỏ thành 6 đến 7 bữa ăn mỗi ngày.
- Hạn chế ăn những món khó tiêu, chẳng hạn như món ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
- Nên ăn nhạt để giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nên ăn gì sau mổ sỏi thận. Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe. Bạn có thể gọi đến số đường dây nóng 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nếu cần tư vấn thêm.