Góc giải đáp: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn? | Medlatec

Góc giải đáp: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn?

Đường (hay còn gọi là glucose máu) là một yếu tố rất cần thiết đối với các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Đường cũng chính là một nguồn năng lượng quan trọng để giúp cơ thể chúng ta có thể sinh hoạt và vận động mỗi ngày. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn? Mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.


16/03/2021 | Cách duy trì chỉ số đường huyết bình thường đơn giản nhất
20/04/2020 | Các mức chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

1. Chỉ số đường huyết là gì? Tăng hay hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết chính là giá trị về nồng độ glucose có trong máu. Đơn vị đo lượng đường trong máu được tính bằng mmol/l hoặc mg/dl. Chỉ số đường huyết này có thể thay đổi trong máu từng ngày, từng phút vì nhiều yếu tố, nguyên nhân. Nhưng một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến nồng độ glucose trong máu chính là chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. 

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn

Chỉ số đường huyết chính là giá trị về nồng độ glucose có trong máu

Nồng độ glucose trong máu là một trong những căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người. Cụ thể như sau: 

1.1. Hạ đường huyết

Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và đang trong giai đoạn điều trị thường gặp phải tình trạng hạ đường huyết. Chẳng hạn, người bệnh đang điều trị nhưng lại có thói quen ăn quá ít hay bỏ bữa, thường xuyên ăn muộn, tập thể dục quá mức, uống rượu quá nhiều tiêm quá liều Insulin, uống quá liều một số loại thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylureas và meglitinides. 

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác cũng có thể bị hạ đường huyết, chẳng hạn như người nghiện rượu, những người mắc bệnh về gan thận, người suy dinh dưỡng, người bị nhiễm trùng,…

Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu

Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu

Tình trạng hạ đường huyết không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, trường hợp xấu nhất là người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh nhân hoàn toàn có thể nhận được hiệu quả điều trị rất tốt. 

Một số biểu hiện lâm sàng của tình trạng hạ đường huyết: Người bệnh có cảm giác rất đói, vã mồ hôi, run chân tay, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh hơn, đau đầu, mờ mắt, có những hành vi bất thường, một số trường hợp có thể bị co giật, hôn mê, chỉ số đường huyết thấp hơn 70mg/dl.

1.2. Tăng đường huyết

Tình trạng tăng đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và xử lý sớm. 

Biến chứng cấp tính

Tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu sẽ có thể gây ra những biến chứng cấp tính như sau: 

Nhiễm toan ceton do tăng đường huyết: Rất phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này khiến cơ thể bị thiếu năng lượng và dẫn tới cơ chế sử dụng chất béo để tạo năng lượng. Điều này sẽ khiến chất ceton được tích tụ trong máu và về lâu dài sẽ gây độc cho cơ thể. 

Tăng áp lực thẩm thấu: Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng nước trong cơ thể sẽ thẩm thấu vào trong lòng mạch. Dịch của cơ thể sẽ bị thải ra ngoài qua đường tiểu khiến cơ thể bị mất dịch một cách nghiêm trọng. 

Biến chứng lâu dài 

Nếu tình trạng lượng đường trong máu tăng trong một thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương hệ thống dây thần kinh và mạch máu. Từ đó dễ xảy ra tình trạng như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, giảm thị lực, gây suy thận, rối loạn cảm giác, rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể,…

2. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn?

Ở phần trên chúng ta đã thấy rõ được những nguy hiểm về sức khỏe khi cơ thể bị tăng hoặc hạ đường huyết. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn, phải làm sao để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe?

Chỉ số HbA1c có thể đo ở bất cứ thời điểm nào

Chỉ số HbA1c có thể đo ở bất cứ thời điểm nào

Như bạn đã biết, chỉ số đường huyết trong cơ thể có thể thay đổi nhanh chóng, ở mỗi trạng thái khác nhau của cơ thể thì chỉ số đường huyết sẽ có sự dao động. Cụ thể ở một người bình thường sẽ là: 

Đường huyết trước khi đi ngủ: Ở thời điểm trước đi ngủ, chỉ số đường huyết chuẩn  có thể từ 110 đến 150mg/dl, tương ứng với khoảng 6,0 - 8,3 mmol.

Đường huyết lúc đói: Khoảng từ 70mg/dL - 92 mg/dL, tương ứng với 3,9 mmol/L - 5 mmol/L. Để có được chỉ số chính xác, chúng ta nên đo vào buổi sáng sau khi thức dậy. 

Đường huyết sau khi ăn: Chỉ số đường huyết sau ăn thấp hơn 120mg/dL, hay thấp hơn 6,6 mmol/L, thì bạn có thể yên tâm về sức khỏe của mình. Chỉ số này nên được đo sau khi ăn khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ. 

Chỉ số HbA1c: Đây là chỉ số thường được áp dụng để phát hiện bệnh nhân có bị tiểu đường hay không. Bệnh nhân có thể đo ở bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào tình trạng no hay đói. Thông thường, với một người hoàn toàn khỏe mạnh thì chỉ số HbA1c thường dao động trong khoảng 5,4 - 6,2%. 

3. Phương pháp kiểm soát đường huyết dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo những cách sau để kiểm soát đường huyết: 

Dùng insulin: Bệnh nhân tiểu đường sẽ thường sử dụng thuốc tiêm hoặc thuốc dạng uống để bổ sung lượng insulin thiếu hụt. Một số loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến như metformin, sulfonylurea và thiazolidinedione.

Vận động thường xuyên giúp cơ thể kiểm soát lượng đường

Vận động thường xuyên giúp cơ thể kiểm soát lượng đường

Vận động, tập thể dục thường xuyên: Đây là phương pháp rất hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên, vận động nhiều hơn sẽ giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất, phòng chống tình trạng kháng insulin, đồng thời đốt cháy đường glucose và giúp bệnh nhân duy trì mức cân nặng khỏe mạnh hơn. Bệnh nhân có thể tham khảo bác sĩ để lựa chọn cho mình bài tập phù hợp. Nhưng lưu ý không nên vận động quá sức gây phản tác dụng, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Có chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn có những tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm tinh bột, thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến lượng đường huyết tăng nhanh chóng, vô cùng nguy hiểm. Vì thế, tốt nhất hãy hạn chế những thực phẩm này. Thay vào đó, bạn nên các loại thực phẩm có chỉ số GI (đường thực phẩm ) thấp, thường dưới 70 như thịt cá, những loại trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt,…

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn, nếu bạn còn thắc mắc, hãy nhấc máy và gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp