Tiểu cầu là một phần của tế bào không thể thiếu trong cơ thể, thực hiện chứng năng quan trọng: cầm máu. Giảm tiểu cầu được coi là một bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm đến an toàn, tính mạng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ tìm hiểu những thông tin cơ bản, quan trọng và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
23/06/2022 | Góc tư vấn: Chúng ta nên ăn gì để tăng tiểu cầu? 21/06/2022 | Một số nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu thai kỳ 05/05/2022 | Giải đáp: Tiểu cầu có chức năng gì trong cơ thể? 25/11/2021 | Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết
1. Đôi nét cơ bản về giảm tiểu cầu
Trước khi tìm hiểu kỹ về bệnh giảm tiểu cầu, chúng ta cần biết được khái niệm tiểu cầu là gì và tiểu cần thực hiện chức năng gì? Từ đó sẽ dễ dàng nhận định được nếu lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan và ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe như thế nào! Cụ thể như sau:
Tìm hiểu mức độ nguy hiểm của giảm tiểu cầu
1.1. Khái niệm cơ bản về tiểu cầu
Tiểu cầu được sản sinh ra từ tủy xương, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi mạch máu có các tổn thương, tiểu cầu được tập trung tại đó, dính kết với nhau tạo thành khối tiểu cầu bịt kín miệng vết thương, từ đó ngăn chặn tình trạng chảy máu.
Trong máu trung bình có số lượng khoảng từ 150.000 đến 450.000 tế bào tiểu cầu/1 micro lít máu. Tiểu cầu trong cơ thể chỉ sống trong khoảng từ 7 đến 10 ngày, sau đó bị loại bỏ và cơ thể tiếp tục tái tạo ra tiểu cầu mới.
Tiểu cầu có nghĩa là gì?
1.2. Giảm tiểu cầu
Nếu số lượng tiểu cầu < 150.000 tế bào/ 1 micro lít máu thì được gọi là giảm tiểu cầu. Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm hơn so với mức bình thường, chức năng của tiểu cầu vẫn tiếp tục được duy trì như bình thường đối với trường hợp giảm nhẹ.. Thế nhưng, lượng tiểu cầu trong máu nếu xuống mức quá thấp sẽ làm chậm quá trình đông máu, thậm chí có thể gây ra tình trạng tự chảy máu từ bên trong, chảy máu bên ngoài hoặc chảy máu dưới da, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu mất máu quá nhiều.
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng giảm tiểu cầu ở người bệnh
Cách tốt nhất để phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả chính là phát hiện được nguyên nhân. Đây là đường đi ngắn nhất để có những biện pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng của bất kỳ căn bệnh nào. Sau đây là nguyên nhân gây nên tình trạng giảm tiểu cầu:
-
Khi cơ thể nhiễm một số loại virus như HIV, viêm gan B, viêm gan C, thủy đậu, quai bị,... do đó ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tiểu cầu.
-
Một số loại thuốc cũng có thể gây ức chế quá trình sản sinh tiểu cầu hoặc phá hủy tiểu cầu.
-
Bệnh lý ác tính có thể gây nên tình trạng tiểu cầu bị giảm đột ngột, chẳng hạn như bệnh ung thư với các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng, chiếm đóng các không gian trong tủy xương khiến cho quá trình sinh sản của tiểu cầu bị hạn chế, không thể sản sinh ra nhiều tiểu cầu hay thậm chí có thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình sản sinh của tiểu cầu.
-
Hệ thống miễn dịch bị rối loạn, các kháng thể có khả năng phá hủy tiểu cầu có thể được sinh ra, gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
-
Người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh giảm tiểu cầu.
-
Nguyên nhân khác: cơ thể thiếu vitamin B12 và axit folic, do uống bia rượu, truyền máu, ghép tạng, tổn thương mạch máu,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu cầu bị giảm
3. Triệu chứng nhận biết của bệnh giảm tiểu cầu
Tiểu cầu giảm có nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Với mỗi mức độ sẽ cho ra từng dấu hiệu, triệu chứng khác nhau để có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh của mình. Cụ thể:
-
Mức độ nhẹ: thường ở mức độ nhẹ, người có tiểu cầu bị giảm xuống thấp so với mức bình thường thường không xuất hiện triệu chứng. Thông thường, người có tiểu cầu giảm ở mức độ nhẹ phát hiện thông qua xét nghiệm huyết đồ.
-
Mức độ nặng với khoảng dưới 20.000 tế bào tiểu cầu trên 1 micro lít máu xuất hiện các triệu chứng như: khi bị đứt tay, chân sẽ chảy máu dài hơn; phụ nữ sẽ bị ra nhiều máu hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.
-
Mức độ nặng với khoảng dưới từ 10.000 đến 20.000 tế bào tiểu cầu trên 1 micro lít máu xuất hiện các triệu chứng như: chảy máu tự phát như xuất huyết niêm mạc mũi, họng, miệng, xuất huyết dưới da, xuất huyết ống tiêu hóa.
-
Các nốt giảm tiểu cầu xuất hiện là các vết nhỏ, đỏ với kích thước bằng đầu kim, phẳng thường thấy ở khu vực hai cẳng chân. Đây là triệu chứng của xuất huyết các mao mạch ở niêm mạc hoặc ở vùng da.
-
Xuất hiện các nốt xuất huyết tiểu cầu ở dưới da, những nốt này được hình thành có thể đến từ sự hội tụ của các nốt xuất huyết trên da. Những nốt đỏ này có đường kính bình thường trong khoảng 3mm.
Xuất hiện nốt đỏ là triệu chứng nhận biết tiểu cầu đang bị giảm mạnh
4. Bệnh giảm tiểu cầu có mức độ nguy hiểm như thế nào?
Giảm tiểu cầu là bệnh lý có nhiều mức độ từ nhẹ cho đến nguy hiểm, nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc cầm máu, giảm thiểu tình trạng xuất huyết gây nguy hiểm cho tính mạng. Căn bệnh này có nhiều mức độ khác nhau:
-
Mức độ nhẹ: lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm còn dưới 150.000 tế bào trên một micro lít máu.
-
Mức độ nguy hiểm: lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm còn dưới 50.000 tế bào trên một micro lít máu.
-
Mức độ nghiêm trọng: lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm còn dưới từ 10.000 - 20.000 tiểu cầu/micro lít máu.
Nếu lượng tiểu cầu trong cơ thể con người bị giảm xuống mức cho phép, người bệnh không chỉ dễ dàng bị xuất huyết mà khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể cũng bị giảm hoàn toàn. Người bệnh khi tiểu cầu bị giảm xuống mức cho phép có thể xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu cam, vùng dưới da bị xuất huyết, hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não gây tử vong.
Tiểu cầu bị giảm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
Do đó, con người cần phải duy trì lượng tiểu cầu trong cơ thể ở mức độ cho phép thì các bộ phận trong cơ thể mới có thể hoạt động tốt được. Do đó, nếu có dấu hiệu, triệu chứng tiểu cầu trong cơ thể bạn đang bị giảm, hãy đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời, đúng đắn.
Quý khách có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám tình trạng tiểu cầu của cơ thể nói riêng và tình trạng sức khỏe cơ thể nói chung. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã hoạt động với hơn 26 năm kinh nghiệm, thăm khám và chữa trị cho hàng triệu bệnh nhân. Bệnh viện là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ CAP và có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.
Những thông tin về giảm tiểu cầu ở trên sẽ giúp bạn nhận biết và theo dõi tình hình sức khỏe của mình trong cuộc sống hàng ngày, nhằm phát hiện và thăm khám bác sĩ, điều trị kịp thời. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này và xác định tình trạng sức khỏe của mình hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám.