Giải mã chỉ số HCG và cách đọc kết quả xét nghiệm HCG | Medlatec

Giải mã chỉ số HCG và cách đọc kết quả xét nghiệm HCG

Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai chắc cũng đã từng nghe đến chỉ số HCG khi thực hiện xét nghiệm trong thăm khám và sàng lọc thai kỳ. Trên thực tế không chỉ có các mẹ bầu mới cần làm xét nghiệm này mà cả trường hợp khác cũng cần thực hiện để chẩn đoán bệnh lý liên quan.


08/10/2022 | Xét nghiệm beta HCG khi nào? Địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Phú Thọ?
07/10/2022 | Địa chỉ xét nghiệm beta HCG Nghệ An đảm bảo uy tín
14/07/2022 | Những thắc mắc về xét nghiệm định lượng beta HCG

1. Chỉ số HCG phản ánh điều gì?

HCG là viết tắt của từ Human Chorionic Gonadotropin - một loại hormone trong cơ thể người sản sinh từ nhau thai, hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển thai nhi. Do đó HCG còn được biết đến là hormone thai kỳ. HCG bao gồm 2 tiểu đơn vị là Alpha HCG và Beta HCG nhưng thực tế trong xét nghiệm bác sĩ chỉ cần dựa trên đơn vị Beta HCG.

Xét nghiệm chỉ  số HCG thông qua mẫu nước tiểu và mẫu máu của người phụ nữ có tác dụng giúp xác định xem người đó có đang mang thai hay không, ngoài ra còn dùng để kiểm tra bệnh lý phụ khoa và tầm soát dị tật thai nhi. Cụ thể nếu HCG xuất hiện trong mẫu máu hoặc nước tiểu thì sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

1.1. HCG hiện diện do mang thai

Khi hành trình thụ thai bắt đầu xảy ra, sau khi được thụ tinh trứng sẽ đi qua ống dẫn trứng để tiến đến tử cung và làm tổ tại đây. Hiện tượng này sẽ kích thích sự hình thành của nhau thai và HCG sẽ được nhau thai sản xuất, giải phóng vào trong máu và nước tiểu. HCG có tác dụng làm dày lớp niêm mạc tử cung, tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt, hỗ trợ phôi thai sinh trưởng và phát triển an toàn trong tử cung người mẹ.

Hàm lượng HCG sẽ bắt đầu gia tăng nhanh chóng sau khi trứng làm tổ và HCG sẽ tiếp tục tăng cho đến tuần thứ 10 thai kỳ, đạt đỉnh vào thời điểm cuối tam cá nguyệt đầu tiên, giai đoạn sau giảm dần và duy trì độ ổn định cho đến khi thai phụ lâm bồn. 

Sự xuất hiện của beta HCG có khả năng là dự báo cho việc mang thai ở người phụ nữ

Sự xuất hiện của beta HCG có khả năng là dự báo cho việc mang thai ở người phụ nữ

Đối với những trường hợp các mẹ mang đa thai thì hàm lượng HCG trong máu sẽ cao hơn vì nhau thai tiết ra HCG nhiều hơn. Nếu phụ nữ mang thai ngoài tử cung, HCG vẫn được sản xuất nhưng sẽ có nồng độ thấp hơn mức mang thai bình thường, do đó đây được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chửa ngoài dạ con các thai phụ cần hết sức lưu ý.

1.2. HCG do khối u bất thường

Một số loại khối u cũng có khả năng sản sinh ra hormone HCG, nhất là khi khối u đó hình thành từ tinh trùng hoặc ở trứng. Chính vì vậy nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm HCG tăng cao trong máu nhưng không có thai thì cần xét đến các khả năng sau:

  • U tế bào mầm;

  • Trong tử cung có khối u tăng sinh bất thường;

  • Thai trứng: là sau khi thụ tinh trứng không phát triển thành phôi thai và làm tổ trong tử cung mà trở thành nang, thoái hóa gai nhau và dần sưng to lên như một túi dịch dính chùm;

  • Ung thư tử cung do lớp tế bào bên ngoài phôi tạo thành;

  • Ung thư tinh hoàn ở nam giới.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi sảy thai cũng có thể thực hiện xét nghiệm chỉ số HCG để chắc chắn rằng người mẹ không có u nguyên bào nuôi hoặc bị mang thai trứng. 

2. Cách đọc chỉ số xét nghiệm HCG

Chỉ số HCG mang ý nghĩa khác nhau tùy từng trường hợp và đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

2.1. Nồng độ Beta HCG ở mức bình thường

Ở nam giới và phụ nữ không có thai: kết quả HCG là âm tính và nhỏ hơn 5 IU/I. Ngược lại ở người có khối u và phụ nữ có thai là dương tính. Cụ thể ở phụ nữ có thai:

  • Tuần thai thứ 3: 5 - 50 IU/L; 

  • Tuần thai thứ 4: 5 - 500 IU/L;

  • Tuần thai thứ 5: 1.000 - 5.000 IU/L;

  • Tuần thai thứ 6: 1.500 - 50.000 IU/L; 

  • Thai từ 7 - 8 tuần: 2.000 - 120.000 IU/L;

  • Thai từ 9 - 12 tuần: 25.000 - 300.000 IU/L;

  • Thai từ 13 - 15 tuần: 13.000 - 250.000 IU/L; 

  • Sau sinh từ 4 - 6 tuần: 0 - 5 IU/L.

Tùy từng giai đoạn mang thai mà nồng độ HCG sẽ khác nhau

Tùy từng giai đoạn mang thai mà nồng độ HCG sẽ khác nhau

2.2. Hàm lượng Beta HCG thấp

Trong trường hợp người phụ nữ đang mang thai, kết quả xét nghiệm Beta HCG thấp thì nguyên nhân có thể là do thai chết lưu, sảy thai, chửa ngoài dạ con hoặc tuổi thai tính lệch (sớm hơn) so với thực tế.

2.3. Nồng độ Beta HCG cao

Như đã đề cập trước đó, nếu xét nghiệm chỉ ra Beta HCG cao bất thường thì lúc này có khả năng là mẹ bầu mang đa thai, thai trứng, tuổi thai không chính xác, hội chứng Down. Ngoài ra cũng cần tính đến nguy cơ khối u lành tính hoặc ác tính nếu không mang thai.

Trong trường hợp này, bác sĩ cần phối hợp với phương pháp siêu âm để xác định xem thai phụ đang mang thai ở tuần thứ bao nhiêu, sức khỏe hiện tại của cả mẹ và bé như thế nào. Ở những người không mang thai thì bác sĩ sẽ khám lâm sàng đồng thời chỉ định thêm một số biện pháp thăm dò, xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HCG tăng cao trong máu.

3. Một số vấn đề khác cần lưu ý về chỉ số HCG

Hormone HCG có thể có sẵn trong cơ thể chúng ta nhưng với hàm lượng vô cùng nhỏ, khó phát hiện ra. Phụ nữ có thai nhưng có tiền sử thai lưu, sảy thai nhiều lần, hoặc đang cần phải theo dõi sảy thai,... cần được kiểm tra HCG nhiều lần, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu mang thai). Để kiểm tra và đánh giá chỉ số HCG thì bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm cách nhau 2 - 3 ngày để thấy rõ sự khác biệt của nồng độ HCG theo các giai đoạn. Ví dụ ở các mẹ bầu, bình thường nồng độ HCG thường tăng gấp 2 lần sau 2 ngày. 

Ở những trường hợp hiếm muộn, tiêm hormone HCG giúp kích thích rụng trứng được xem là phương pháp điều trị áp dụng phổ biến trong IUI (thụ tinh nhân tạo) và IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Ngoài ra để theo dõi khả năng mang thai, người bệnh cũng sẽ cần xét nghiệm HCG thường xuyên để xác định có thai hay chưa cũng như theo dõi sự phát triển của thai. 

Bên cạnh liên quan đến hoạt động sinh sản, HCG còn được tiêm cho những bé trai tinh hoàn lạc chỗ, giúp kích thích tinh hoàn di chuyển về đúng vị trí vùng bìu.

Phụ nữ có thai sẽ cần kiểm tra chỉ số HCG ít nhất từ 1 - 2 lần trong suốt thai kỳ

Phụ nữ có thai sẽ cần kiểm tra chỉ số HCG ít nhất từ 1 - 2 lần trong suốt thai kỳ

Như vậy, hiểu được về chỉ số HCG và các ứng dụng của hormone HCG sẽ giúp bạn trang bị các kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân cũng như phòng tránh nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khác.

Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện xét nghiệm HCG, hãy liên hệ đặt lịch khám hoặc lấy mẫu tại nhà ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp