Giải đáp: Người bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏe | Medlatec

Giải đáp: Người bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏe

Cảm cúm là một bệnh thường xuyên xảy ra và dễ lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh tác dụng của thuốc điều trị thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục. Vậy, người bị cảm cúm nên ăn gì để giảm nhẹ triệu chứng và tiêu diệt virus cúm? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thực phẩm giúp cơ thể chống lại bệnh một cách hiệu quả.


03/04/2021 | Bệnh cảm cúm lây qua những đường nào? Phòng ngừa ra sao?
14/11/2020 | Làm thế nào để phân biệt cảm cúm với cảm lạnh?
24/08/2020 | Một số phương pháp chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả

1. Người bị cảm cúm nên ăn gì tốt cho sức khỏe, giảm nhanh triệu chứng?

Người bị cảm cúm nên ăn gì là nỗi băn khoăn của không ít người khi mắc bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm có tác dụng giảm thiểu triệu chứng của bệnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn và bổ sung các loại thực phẩm này vào bữa ăn của mình.

Trái cây giàu Vitamin C:

Vitamin C là nhóm vitamin tham gia vào quá trình hình thành kháng thể. Tuy nhiên, loại vitamin này không được dự trữ trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi,… hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, giảm triệu chứng của bệnh.

Nước cam chính là một trong những thức uống giúp bạn giảm các triệu chứng mệt, sốt, mất nước, từ đó rút ngắn thời gian bị bệnh. Chúng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin C. Nếu cùng một lúc uống quá nhiều nước cam thì cơ thể sẽ không hấp thu được và dẫn đến một số vấn đề về đường tiêu hóa. 

Nước cam chính là một trong những thức uống giúp bạn giảm các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, mất nước

Nước cam chính là một trong những thức uống giúp bạn giảm các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, mất nước,…

Súp gà:

Súp gà là món ăn được nhiều người đánh giá cao trong chữa trị cảm cúm. Bởi vì, nguyên liệu được dùng để nấu món này là thịt gà - một nguồn cung cấp protein dồi dào. Do đó, súp gà không chỉ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sau những ngày đau ốm, mệt mỏi. Mà hương thơm của súp còn có tác dụng nới lỏng chất nhầy trong xoang mũi, từ đó làm giảm triệu chứng nghẹt mũi. Ngoài ra, thịt gà ác có thể giúp cơ thể không bị mất nước và viêm nhiễm.

Các triệu chứng cảm cúm như: sốt, ho,… có thể khiến cổ họng của bạn bị khô rát. Súp gà được nấu ở dạng lỏng nên rất dễ ăn và dễ tiêu hóa. Vì vậy, khi bị cảm cúm bạn nên ăn món này để đẩy lùi bệnh. Đồng thời, để tránh tình trạng đi ngoài, kiết lỵ bạn không nên ăn súp cùng với tỏi, rau cải hay gan chó.

Thịt bò:

Cá, thịt bò, gan lợn,… là những thực phẩm giàu kẽm. Đây là loại dưỡng chất cần thiết để cơ thể chống lại sự phát triển của virus cúm. Trung bình trong 85g thịt bò sẽ chứa khoảng 7 mg kẽm. Không chỉ vậy, thịt bò còn là loại thực phẩm giàu protein và vitamin B giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục. Vì vậy, khi bị cảm cúm bạn nên nấu nhiều món ăn cùng với thịt bò.

Người bị cảm cúm nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm như: thịt bò

Người bị cảm cúm nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm như: thịt bò,…

Sữa chua:

Hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn sau một thời gian bị bệnh. Vì vậy, bạn nên bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột bằng cách ăn sữa chua mỗi ngày. Loại thực phẩm này không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh mà còn làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy, hệ tiêu hóa được cải thiện và sức khỏe người bệnh cũng được tăng cường.

Tỏi:

Người bị cảm cúm nên ăn gì, tỏi chính là gia vị không thể thiếu trong món ăn dành cho người bị cảm. Trong loại gia vị này chứa nhiều Allicin - kháng sinh thực vật có khả năng chống lại virus cúm. Do đó, các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,… sẽ giảm nhẹ ngay sau khi ăn.

Vì vậy khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cảm cúm, bạn nên bổ sung tỏi vào trong các món ăn hàng ngày hoặc có thể ăn trực tiếp tỏi sống, tỏi ngâm. Từ củ tỏi có thể chế biến thành tỏi đen, đây là loại dược liệu có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Gừng:

Gừng cũng là một gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn. Không chỉ kích thích vị giác mà loại gia vị này còn giúp cơ thể chống lại virus cúm. Khi cơ thể bị lạnh, bạn có thể pha gừng tươi cùng với nước nóng, chanh và mật ong để uống. Một tách trà gừng sẽ giúp bạn cảm thấy ấm bụng và thoải mái hơn.

Gừng là một gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn để giúp cơ thể chống lại virus cúm

Gừng là một gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn để giúp cơ thể chống lại virus cúm

Ngoài ra, củ gừng còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện tiêu hóa giúp cơ thể nhanh hồi phục. Không chỉ làm giảm các triệu chứng cảm cúm mà loại gia vị này cũng có khả năng giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Các loại hạt ngũ cốc:

Hạt ngũ cốc là thực phẩm chứa nhiều vitamin B cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên ăn cháo yến mạch khi bị cảm. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng thì cháo yến mạch còn giàu vitamin E có tác dụng tăng sức đề kháng giúp cải thiện tình trạng bệnh.

2. Những thực phẩm mà người bị cảm cúm không nên ăn

Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bạn nên chú ý đến một số loại thực phẩm mà người bị cảm cúm không nên ăn dưới đây:

Đồ ăn nhanh:

Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất tạo màu, chất bảo quản và hóa chất gây hại cho sức khỏe. Chúng được chế biến theo quy trình không đảm bảo vệ sinh nên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc. Do đó sau khi ăn, bạn có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đi ngoài,… Vì vậy, người bị cảm cúm không nên ăn những loại thực phẩm này.

Để cơ thể nhanh chóng hồi phục, bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sống và giàu chất dinh dưỡng.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ:

Người bị cảm cũng không nên ăn các loại thực phẩm dầu mỡ. Bởi vì chúng có thể khiến bạn chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Sau những ngày đau ốm kéo dài, để cải thiện hệ tiêu hóa bạn nên lựa chọn các phương pháp chế biến món ăn như: luộc, hấp,… Các món ăn thanh đạm này sẽ giúp người bệnh dễ ăn hơn.

Những món ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu

Những món ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu

Thực phẩm cứng:

Khi bị cảm, cổ họng của bạn sẽ bị đau rát, khó chịu. Do đó, việc ăn uống của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người bị cảm cúm không nên ăn các loại thực phẩm cứng để tránh cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Bạn chỉ nên ăn những thực phẩm đã được nấu mềm, lỏng như: cháo, súp,…

Hi vọng sau khi đọc xong bài viết, thì nỗi băn khoăn của bạn về: “người bị cảm nên ăn gì” sẽ được giải đáp. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên để bệnh nhanh khỏi. Nếu các triệu chứng cảm cúm như: sốt, ho,… kéo dài không thuyên giảm bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp