Ghẻ nước là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hoá. Vậy bạn đã thực sự hiểu về bệnh ghẻ nước? Mời quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết sau nhé!
17/03/2021 | Dấu hiệu và phương pháp điều trị dứt điểm bệnh ghẻ ở người? 05/06/2020 | Bệnh ghẻ là gì và cách điều trị như thế nào? 21/05/2020 | Cách trị ghẻ ngứa dứt điểm hiệu quả và an toàn
1. Ghẻ nước là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh? Triệu chứng?
Bệnh ghẻ nước (hay còn được nghe với cái tên ghẻ ngứa) là bệnh lý về da do một loài công trùng ký sinh trên da có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Bệnh ghẻ nước gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, bệnh có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều tại các vùng da nhạy cảm như kẽ ngón tay ngón chân, lòng bàn chân, bắp chân, lưng, bụng,...
Chính bởi sự ký sinh của loài côn trùng ghẻ gây ra bệnh ghẻ nước. Cụ thể, ghẻ cái ký sinh trên bề mặt da và tiêu thụ một số tế bào trên da, chúng có kích thước rất nhỏ nên hầu như bạn không thể thấy chúng bằng mắt thường. Đồng thời chúng cũng thường xuyên di chuyển trên các lớp biểu bì trên da tạo ra các rãnh hang, chính lượng chất thải của chúng lan rộng khắp nơi đã gây viêm nhiễm cho người bệnh.
Bệnh ghẻ nước thường bắt gặp nhiều ở các khu vực nhiệt đới với độ ẩm cao dễ dàng cho sự sinh sôi, phát triển của các loại ký sinh trùng, đặc biệt là côn trùng ghẻ. Ngoài ra, những nơi có môi trường sống kém vệ sinh cũng sẽ là yếu tố khiến tình hình bệnh ra tăng nhanh chóng.
Một số yếu tố được coi là mầm mống gây bệnh cũng như nguyên nhân làm tăng khả năng phát triển bệnh ghẻ như:
-
Môi trường sống bị ô nhiễm: Môi trường sóng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển một cơ thể khỏe mạnh. Bệnh ghẻ nước thường có tần suất xuất hiện nhiều hơn ở những nơi bị ô nhiễm không khí, khói bụi, ô nhiễm nguồn nước,...
Sống trong môi trường ô nhiễm khiến nguy cơ mắc bệnh ghẻ nước cao hơn
-
Môi trường sống quá đông đúc và chật chội cũng sẽ là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh hơn bình thường.
-
Những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng sẽ là nguyên nhân lớn khiến ghẻ nước xâm phạm cơ thể dễ dàng hơn.
-
Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão, lũ lụt nhiều sẽ là mầm mống tạo điều kiện phát triển cho các loài côn trùng, ký sinh trùng hay các loại virus có hại.
2. Bệnh ghẻ nước có dễ lây nhiễm không?
Bệnh ghẻ nước là một trong những bệnh lý có khả năng lây nhiễm rất cao, thậm chí là qua môi trường trung gian. Căn bệnh này có sức lây lan một cách chóng mặt nếu không được chữa trị kịp thời, từ một vùng da nhỏ trên cơ thể bị bệnh cũng có thể lây lan ra toàn thân và thậm chí có thể lây nhiễm cho rất nhiều người xung quanh và trở thành cơn đại dịch.
Ghẻ nước lây trực tiếp giữa người với người thông qua việc tiếp xúc với vùng da bị ghẻ như ôm hôn, ngồi cạnh, nắm tay, chăm sóc và tắm rửa cho nhau, quan hệ tình dục,... Và đôi khi việc tiếp xúc với những động vật nuôi bị bệnh cũng có thể khiến người bệnh bị lây nhiễm.
Ghẻ nước cũng có thể lây lan nhanh bằng hình thức tiếp xúc gián tiếp như: Dùng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn mặt, mũ nón, khẩu trang,...), nằm ngủ cùng giường hay chăn đệm, ăn uống chung,...
Tại sao phải điều trị bệnh ghẻ nước từ sớm?
Ghẻ nước không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ngứa ngáy hay đau nhức, mà nó còn làm ảnh hưởng lớn tới sức sống của làn da chúng ta. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh phát triển quá nhanh nhưng không được kịp thời chữa trị dẫn tới các biến chứng từ bệnh gây ra như: Nhiễm trùng da cấp độ nặng, chàm hóa da toàn thân, mắc chứng viêm cầu thận cấp, ung thư da,...
Bên cạnh đó, chính việc gãi ngứa khi bị bệnh cũng sẽ là yếu tố giúp cho những loài vi khuẩn, virus có hại tích tụ ở móng tay xâm nhập vào cơ thể qua lớp da bị ghẻ. Rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan có thể thông qua làn da đã bị tổn thương tán công vào sâu bên trong cơ thể.
Mặc chung quần áo với người bị ghẻ nước cũng sẽ có nguy cơ bị lây bệnh
3. Chữa bệnh ghẻ nước như thế nào?
Bệnh ghẻ nước là một căn bệnh có sức lây lan rất nhanh nhưng nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm thì việc chữa trị khỏi là việc không khó. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ nước từ Tây Y cho tới Đông Y hay thậm chí một số mẹo dân gian cũng được nhiều người tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, để có được kết quả điều trị tốt nhất thì việc chẩn đoán bệnh tình tính xác là điều tiên quyết mà mỗi bệnh nhân cần lưu ý, tránh trường hợp chữa bệnh sai cách vì không xác định rõ bệnh tình và tình hình sức khỏe của người bệnh.
Sử dụng mẹo dân gian để chữa trị ghẻ nước?
-
Sử dụng một số loại lá cây để chữa ghẻ nước như: lá đào, lá xà cừ, lá ba chạc,... Việc chữa trị ghẻ nước bằng các loại lá này hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu y học chính xác nào chứng minh được tính hiệu quả vì vậy người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ càng trước khi thử nghiệm cách thức dân gian nào.
-
Dùng nước muối pha: Việc sử dụng nước muối để vệ sinh vùng da bị ghẻ, rửa mặt hay tắm đều có tác dụng tốt đến việc điều trị bệnh tình. Tuy nhiên, nước muối pha chủ yếu chỉ có tác dụng làm sạch, vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh và hạn chế nhiễm trùng do các vi khuẩn khác gây ra chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn loại côn trùng ghẻ này.
Sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh vết thương do bệnh ghẻ nước gây ra
Dùng thuốc điều trị?
Trên thị trường hiện nay có vô số loại thuốc có công dụng chữa bệnh ghẻ nước và thông thường là những loại thuốc có dạng bôi trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương. Một số dòng thuốc phổ biến hiện nay phải kể đến như: Thuốc D.E.P, kem Permethrin 5%, Benzyl Benzoate 33%, kem Eurax, kem crotamiton 10%, Ivermectin,...
Hầu hết các dòng thuốc trên đều có tác dụng tốt giúp điều trị ghẻ nước hiệu quả nhưng cũng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn với từng cơ trạng của mỗi người. Chính vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là do ghẻ nước gây ra thì việc đầu tiên phải làm đó là tìm đến sự trợ giúp của các y bác sĩ có chuyên môn. Quý bạn đọc có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để làm nơi khám chữa bệnh cho bạn và gia đình. Tổng đài đặt lịch khám chữa bệnh tại viện là 1900565656.