Gãy xương nên ăn gì và kiêng gì để xương nhanh liền? | Medlatec

Gãy xương nên ăn gì và kiêng gì để xương nhanh liền?

Gãy xương cần được xử trí kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh trong tương lai. Vậy gãy xương nên ăn gì, kiêng gì để xương nhanh liền? Cần lưu ý những gì trong chế độ chăm sóc và phục hồi sau gãy xương?


08/12/2022 | Gãy xương mũi nguy hiểm như thế nào?
30/09/2022 | Gãy xương thuyền và những điều chúng ta cần phải biết
22/06/2022 | Góc giải đáp thắc mắc bị gãy xương có nên quan hệ không?
17/06/2022 | Gãy xương hàm có nguy hiểm không - đâu là cách xử lý?

1. Một số biến chứng có thể xảy ra khi gãy xương

Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông, trong sinh hoạt và khi chơi thể thao. Bên cạnh đó, một số trường hợp gãy xương là do một số bệnh lý bẩm sinh. 

 Cần điều trị kịp thời tình trạng gãy xương để tránh biến chứng nguy hiểm

Cần điều trị kịp thời tình trạng gãy xương để tránh biến chứng nguy hiểm

Khi gãy xương, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như đau, giảm khả năng vận động của chi bị gãy, trong trường hợp chi bị gãy rời hoặc di lệch có thể bị mất hoàn toàn khả năng vận động, sốc do mất nhiều máu, xuất hiện các vết bầm tím quanh ổ gãy, sưng nề chi bị gãy,…

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng gãy xương có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sau: 

- Trong những trường hợp gãy xương lớn, chẳng hạn như gãy xương cột sống, gãy xương đùi,… người bệnh có thể bị sốc do mất máu, do đau, liệt tay và chân hay liệt toàn thân, thậm chí có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

- Viêm xương tủy xương: Có thể xảy ra đối với những tình trạng gãy xương hở. Đây là di chứng nghiêm trọng và rất khó điều trị. 

- Can lệch: Đây là tình trạng đầu xương bị gãy đã liền lại nhưng không đúng trục của xương mà lại bị can lệch. Do đó, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động. 

- Xương chậm liền: Nếu tình trạng gãy xương đã xảy ra được từ 5 tháng trở lên nhưng xương không có dấu hiệu liền trở lại, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thủ thuật ghép xương xốp ở phần mào chậu để đặt cạnh ổ gãy, hoặc cũng có thể khoan nhiều lỗ qua ổ gãy và trám xương xốp vào chỗ khuyết ở khe gãy để khắc phục. 

- Khớp giả: Là tình trạng xương không liền lại được sau 6 tháng bị gãy. 

- Xơ cứng hạn chế khớp: Những trường hợp gãy xương ở gần khớp, tại khớp hay những bệnh nhân bị bó bột và phải bất động trong thời gian dài có thể gặp phải tình trạng xơ cứng hạn chế khớp. 

2. Bị gãy xương nên ăn gì và kiêng gì để xương nhanh liền?

Ngoài việc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, phù hợp vì các chất dinh dưỡng mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp và đẩy nhanh tốc độ liền xương bị gãy. Vậy gãy xương nên ăn gì và kiêng gì?

2.1. Gãy xương nên ăn gì?

Dưới đây là một số dưỡng chất nên bổ sung để nhanh liền xương: 

- Canxi: Đây là chất dinh dưỡng rất quan trọng, có tác dụng giúp xương chắc khỏe và hồi phục nhanh sau chấn thương. Những thực phẩm có chứa nhiều canxi mà người bệnh nên bổ sung như phô mai, trứng, sữa, đậu nành, ngũ cốc, bông cải xanh,…

Người bị gãy xương nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều Canxi

Người bị gãy xương nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi

- Magie: Loại dưỡng chất này có tác dụng tăng cường hấp thụ Canxi, từ đó tăng mật độ xương và hỗ trợ quá trình tái tạo xương. Nếu không bổ sung đầy đủ Magie, quá trình phục hồi sẽ chậm lại và tăng nguy cơ loãng xương do lượng Canxi trong mô mềm giảm sút. Những thực phẩm có chứa nhiều Magie mà bạn có thể bổ sung như chuối, bơ, rau lá xanh, các loại hạt, socola đen, cá thu hay cá hồi,…

- Kẽm: Tác dụng của kẽm là hỗ trợ hình thành mô sẹo, kích thích sản xuất Protein cho xương và đẩy nhanh quá trình lành vết gãy. Những thực phẩm nhiều kẽm bạn có thể tham khảo là trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt khô, các loại thịt, sò, cua, hàu,…

- Silic: Là dưỡng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp Collagen, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Một số thực phẩm giàu Silic mà bạn nên ưu tiên lựa chọn đó là yến mạch, củ cải đường, hạt mè, dứa,…

Vitamin D cũng rất cần thiết để giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi

Vitamin D cũng rất cần thiết để giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi

- Vitamin D: Tác dụng của loại vitamin này là giúp tăng cường hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Tắm nắng để bổ sung vitamin D là phương pháp phổ biến nhất. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bổ sung vitamin D từ một số loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, sữa, phô mai, các loại cá béo, 

- Vitamin B6 và B12: 2 loại vitamin này giúp vết thương nhanh lành, đẩy nhanh quá trình tái tạo xương, giúp xương luôn dẻo dai và chắc khỏe,… Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 và B12 bạn có thể tham khảo là thịt gà, thịt dê, thịt bò, cá ngừ, ngũ cốc, chuối, sữa chua,…

- Vitamin C: Tác dụng của vitamin C là tổng hợp Collagen giúp hồi phục vết gãy xương nhanh chóng hơn. Rất nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, nhất là các loại rau củ quả như quả Kiwi, cà chua, trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng, ớt chuông,…

- Vitamin K: Vai trò của vitamin K là tăng cường sức mạnh và mật độ xương. Nguồn bổ sung vitamin K có thể kể đến như bắp cải, củ dền, rau chân vịt, súp lơ trắng,…

2.2. Một số thực phẩm nên kiêng 

- Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Đây là những thực phẩm có nguy cơ làm chậm quá trình liền xương. 

Người bệnh nên tránh thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ

Người bệnh nên tránh thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ

- Đồ ngọt: Tăng nguy cơ thoái hóa xương, làm chậm quá trình liền xương, tăng nguy cơ béo phì gây áp lực tới hệ thống xương khớp

- Thức ăn mặn, nhiều muối: Làm tăng tốc độ thải Canxi khiến xương suy yếu và chậm hồi phục. 

- Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế các loại đồ uống như rượu, bia, trà, cà phê,…

3. Một số lưu ý trong chế độ chăm sóc và phục hồi sau gãy xương

- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn. 

- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. 

- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tập luyện để phục hồi khả năng vận động sau gãy xương

Tập luyện để phục hồi khả năng vận động sau gãy xương

- Nên kê cao chi bị tổn thương để giảm tình trạng sưng phù do ứ máu tĩnh mạch. 

- Có thể kết hợp vận động nhẹ nhàng, nên thực hiện một số bài tập như sau:

 + Tập cử động khớp: Để hạn chế khả năng bị co cứng khớp.

+ Tập duy trì sức cơ với mục đích tăng sức căng của cơ.

+ Tập đi khi có sự cho phép của bác sĩ. 

+ Tập sinh hoạt thông thường để giúp xương phục hồi nhanh hơn. 

Bệnh nhân bị gãy xương cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học với các bài tập trị liệu phù hợp để thúc đẩy quá trình hồi phục. Để được tư vấn thêm về các bệnh xương khớp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp