Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ thừa tích tụ trong gan, chiếm trên 5% tổng trọng lượng gan, khiến tế bào gan tổn thương, suy giảm chức năng. Gan nhiễm mỡ ăn gì là trăn trở của rất nhiều người bệnh khi muốn đẩy lùi căn bệnh này.
31/10/2019 | Gan nhiễm mỡ nên ăn gì để có thể cải thiện tình trạng bệnh? 27/10/2019 | Gan nhiễm mỡ ăn kiêng những gì để cải thiện tình trạng bệnh? 02/09/2019 | Bệnh nhân gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên kiêng như thế nào
1. Gan nhiễm mỡ ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ, giúp đẩy lùi căn bệnh, ngăn ngừa biến chứng tốt. Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm hàng đầu được khuyến nghị:
Thực phẩm chứa chất béo tốt
Chất béo tốt cho cơ thể và tốt cho người bị gan nhiễm mỡ là loại chất béo không bão hòa.
Chất béo không bão hòa đơn
Chất béo này có nhiều trong các loại hạt, bơ rau xanh và gần như tất cả các loại dầu thực vật. Chất béo này giúp tăng nồng độ Cholesterol HDL tốt cho cơ thể, giảm lượng Cholesterol LDL xấu, gây hại cho gan.
Chất béo không bão hòa đa
Chất béo này chứa nhiều trong cá hồi, các loại dầu thực vật, hạt lanh, quả óc chó,… giúp hạ cholesterol cao trong máu. Vì thế, chất béo này giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm gan, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường não bộ.
Thực phẩm chứa nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa
Các loại Vitamin tự nhiên từ thực phẩm giúp hạn chế tổn thương gan, đẩy lùi gan nhiễm mỡ, gồm:
Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm từ sữa
Vitamin D
Vitamin D trong cơ thể không đủ là một trong những yếu tố khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ trở nên trầm trọng hơn. Cơ thể bạn cần hấp thu Vitamin D bằng các sản phẩm từ sữa chứa Vitamin D, tắm nắng mặt trời vào sáng sớm.
Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa rất tốt, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ tiến triển sang viêm gan. Do đó, nhiều bệnh nhân gan nhiễm mỡ được bác sỹ khuyên bổ sung thêm Vitamin E ngoài thực phẩm.
Nếu bạn đang băn khoăn gan nhiễm mỡ ăn gì thì không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin E. Trong một nghiên cứu của Tạp chí Y học New England năm 2010 cho biết, 84 người bệnh gan sử dụng Vitamin E bổ sung hàng ngày đã cải thiện men gan và tình trạng viêm gan đáng kể.
Vitamin C
Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, được sử dụng kết hợp với Vitamin E để hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ an toàn cho người bệnh. Vitamin C còn giữ vai trò quan trọng trong giải độc cơ thể, giúp gan sản xuất Glutathione tăng cường chuyển hóa.
Vitamin B3
Vitamin này còn gọi là Niacin, có khả năng làm giảm chất béo trung tính trong máu, chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.
Các loại Vitamin này có thể bổ sung qua trái cây, rau củ quả hoặc qua viên uống tổng hợp. Ngoài ra, chất chống oxy hóa chứa trong dâu, lê, táo, chanh,… cũng rất tốt.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là thành phần có trong các thực phẩm từ thực vật, mặc dù cơ thể không tiêu hóa được nhưng sẽ giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ rất tốt. Chất xơ vừa giúp giảm lượng cholesterol xấu, vừa thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Không chỉ với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, chất xơ cũng giữ vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư, táo bón,…
Có 2 loại chất xơ bạn có thể bổ sung gồm:
Chất xơ hòa tan
Chứa nhiều trong các loại rau, trái cây, đậu nành, đậu xanh,… giúp giảm lượng cholesterol và điều hòa đường huyết.
Chất xơ không hòa tan
Chứa nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc chưa xay như lúa mì, yến mạch,… giúp hút nước, tăng quá trình loại bỏ chất thải.
2. Gan nhiễm mỡ nên tránh ăn gì?
Bên cạnh nắm được thông tin gan nhiễm mỡ ăn gì với nhóm thực phẩm tốt trên, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần hạn chế ăn 5 nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm nhiều muối
Nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn chứa nhiều muối gây tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân do tiêu thụ quá nhiều muối, khiến cơ thể giữ nước, tích tụ chất lỏng ứ đọng trong gan.
Thói quen ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ
Viện y Tế Quốc gia Hoa Kỳ đã khuyến cáo, mỗi người mỗi ngày nên tiêu thụ lượng muối nhỏ hơn 1,5g mỗi ngày. Tránh dùng xúc xích, thịt xông khói, thịt khói đóng hộp, mì tôm,… chứa nhiều muối.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm chiên, rán, chứa nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt trong cơ thể. Một nghiên cứu thực hiện trên 18 người tình nguyện viện trong suốt 1 tháng cho thấy, người ăn cả 2 bữa ăn nhanh mỗi ngày tăng cân nặng đáng kể và bắt đầu phát triển nguy cơ bệnh gan.
Thực phẩm chứa nhiều bột và tinh bột tinh chế
Đường Fructose nhân tạo có nhiều trong các loại đồ uống đóng chai hiện nay, khiến người bệnh hấp thu gấp 10 - 30 lượng đường cần thiết trong 1 ngày. Gan là bộ phận tiếp nhận chuyển hóa trực tiếp nên lượng đường lớn làm tăng gánh nặng cho gan, cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, dẫn tới gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm chứa quá nhiều carbohydrate tinh chế cũng gây hại đến chức năng gan, tăng đột biến đường huyết và gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp được chế biến đặc biệt để phục vụ cho việc bảo quản, dự trữ lâu dài. Do đó, chúng chứa nhiều muối, chất bảo quản, chất làm ngọt, chất tạo màu,…
Một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy, nếu chuột ăn nhiều thực phẩm chế biến thì sẽ tăng chất béo trong máu và gan hơn nhiều so với ăn nhóm thực phẩm khác. Đây là yếu tố khiến lượng người mắc gan nhiễm mỡ ngày càng tăng.
Rượu bia rất có hại cho gan
Thức uống có cồn
Các loại thức uống có cồn như bia, rượu khi hấp thu vào cơ thể sẽ trực tiếp dẫn tới gan để lọc thải. Lượng thức uống này quá nhiều sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn, hơn nữa chất độc hại còn làm tổn thương tế bào viêm, tăng mỡ thừa, thúc đẩy viêm, xơ gan.
Vì thế, rượu bia luôn là thức uống đặc biệt gây hại cho gan. Với những người mắc bệnh gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng đặc biệt phải kiêng uống rượu bia.
Ngoài nắm được gan nhiễm mỡ ăn gì để có chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe¸ mức độ mỡ thừa trong gan. Kỹ thuật Fibroscan mới đánh giá, chẩn đoán gan nhiễm mỡ tại MEDLATEC giúp khách hàng sẽ được kiểm tra nhanh chóng và tư vấn biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.