Eczema là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa | Medlatec

Eczema là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh eczema hay còn gọi là bệnh chàm. Đây là tình trạng viêm da ở lớp nông của da, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Bệnh phát triển theo từng đợt và rất dễ tái phát. Vậy cụ thể, eczema là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.


24/06/2020 | Cách trị dứt điểm bệnh chàm chỉ trong thời gian ngắn
26/05/2020 | Bệnh chàm có nghiêm trọng hay không và điều trị ở đâu thì tốt?

1. Eczema là bệnh gì?

Eczema là căn bệnh ngoài da, là tình trạng viêm lớp nông của da xảy ra do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình thẩm mỹ của người bệnh, khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, tinh thần giảm sút và giảm chất lượng sống của bệnh nhân. 

Eczema là tình trạng viêm da dị ứng rất phổ biến
Eczema là tình trạng viêm da dị ứng rất phổ biến

Bệnh eczema rất khó để có thể chữa khỏi dứt điểm. Hầu hết bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ tập trung vào điều trị triệu chứng, chữa lành những vết thương và phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm cũng như những tổn thương mới trên da. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, đòi hỏi một lộ trình khoa học và toàn diện. Bên cạnh đó, người bệnh phải rất kiên trì và quyết tâm điều trị. 

2. Một số triệu chứng của bệnh eczema 

Phần lớn những người mắc bệnh eczema sẽ có những biểu hiện chung phổ biến như cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện từng mảng mụn nước phát triển theo từng đợt và rất hay tái phát, da có thể bị khô, căng rất khó chịu. 

Một số nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng
Một số nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng

Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau tùy theo mức độ nhẹ, nặng và giai đoạn khác nhau. Cụ thể: 

● Tấy đỏ: Người bệnh có cảm giác nóng, sưng và vô cùng ngứa ngáy ở các vùng da trên cơ thể. Thậm chí, những vùng da này còn bị tấy đỏ.

● Xuất hiện mụn nước: Những vùng da bị tấy đỏ sẽ dần xuất hiện những  mụn nước li ti và sau đó ngày càng lan rộng hơn. Bên trong những mụn nước này thường có dịch trong và rất ngứa rát.

● Chảy nước: Khi những vụn nước này vỡ ra, chúng sẽ chảy ra những dịch nước màu vàng và tạo thành những giếng chàm lỗ chỗ.

● Đóng vảy và bong vảy: Huyết thanh ở những mụn nước trên da đóng thành những vảy dày, sau 1 khoảng thời gian chúng sẽ bong ra để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.

Không nên tiếp xúc với chất tẩy rửa để bảo vệ da
Không nên tiếp xúc với chất tẩy rửa để bảo vệ da

Thông thường sau khi những lớp vảy bong da, vùng da của người bệnh sẽ không để lại sẹo. Nhưng trong trường hợp bệnh nhân gãi nhiều thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào da gây bội nhiễm và tạo thành những vết sẹo trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự tin về ngoại hình của mình. 

3. Nguyên nhân bệnh Eczema

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh eczema:

  • Do cơ địa: Eczema là căn bệnh ngoài da có tính chất di truyền, nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh eczema hoặc bị dị ứng, hen suyễn, thì nguy cơ mắc bệnh của những người này cũng sẽ cao hơn các đối tượng khác. 

  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc gây tê, lưu huỳnh, penicillin, streptomycin,... cũng chính là bỏ lý do thúc đẩy eczema tiến triển.

  • Hệ miễn dịch kém.

  • Môi trường xung quanh bị ô nhiễm.

  • Những vết thương hở trên da khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. 

  • Một số chất kích thích mạnh gây viêm da, ngứa và gây ra bệnh Eczema.

  • Dị ứng theo mùa: Bệnh eczema hay bệnh chàm thường xảy ra nhiều vào mùa hè vì đây là thời điểm có nhiều phấn hoa nhất.

  • Người bị nhiễm trùng như  nấm men Candida albicans chính là là một trong những vi sinh vật có thể gây ra bệnh eczema khi hệ miễn dịch suy yếu và tạo phản ứng viêm da.

  • Rối loạn chức năng cơ thể: Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh, chuyển hóa,… sẽ khiến da mất đi những yếu tố có thể bảo vệ trước các các tác động nội ngoại sinh và dễ dàng xuất hiện những bệnh ngoài da, trong đó có bệnh eczema. 

  • Những người tiếp xúc quá lâu với nước, đổ mồ hôi nhiều vào mùa đông hay sống trong khí hậu khô quanh năm, thường xuyên tắm nước quá nóng cũng dễ mắc căn bệnh này. 

  • Căng thẳng, lo âu: Các nhà khoa học cho rằng, một số trường hợp bệnh thường trầm trọng hơn nếu nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ sự căng thẳng, lo âu. 

4. Điều trị bệnh eczema

Dưới đây là những cách điều trị bệnh  eczema: 

Bôi kem theo toa và thuốc mỡ: Để điều trị bệnh và kiểm soát bệnh tái phát, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi da như Corticosteroid. Đối với thuốc ức chế calcineurin, tuy có thể hạn chế sự bùng phát của bệnh nhưng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng vì thế chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.

eczema là bệnh gì nên điều trị bệnh bằng các loại thuốc bôi
Điều trị bệnh bằng các loại thuốc bôi

Thuốc sinh học: Thuốc sinh học được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch. 

Thuốc kháng histamin: Dùng cho những trường hợp bị ngứa nghiêm trọng

Kháng sinh: Loại thuốc này không có tác dụng chữa bệnh mà được sử dụng nhằm mục đích điều trị các bệnh nhiễm trùng kèm theo. 

Băng ướt: Đây là cách cho thuốc vào băng rồi dán lên vùng da bị bệnh. Nhưng phương pháp này đòi hỏi được điều trị bởi các bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao tại bệnh viện.

Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là liệu pháp quang học. Các bác sĩ sẽ dùng thiết bị máy chiếu vào da một loại ánh sáng đặc biệt để điều trị bệnh. Liệu pháp này có thể trị bệnh nhưng có thể làm lão hóa da và tăng nguy cơ mắc ung thư da.

Kiểm soát căng thẳng: Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một số liệu pháp để thư giãn và kiểm soát căng thẳng giúp bệnh được cải thiện. Bên cạnh đó bạn cũng có thể giảm căng thẳng bằng các phương pháp thiền, yoga, để thư giãn cơ bắp. 

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi bệnh eczema là gì cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Mọi thắc mắc, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia giải đáp và đặt lịch khám sớm. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp