Đứt dây chằng chéo sau - Bệnh hiếm gặp cần lưu ý gì để tránh “sự cố” này khi chơi thể thao | Medlatec

Đứt dây chằng chéo sau - Bệnh hiếm gặp cần lưu ý gì để tránh “sự cố” này khi chơi thể thao

Ngày 26/05/2023 Ban Biên tập

Chơi thể thao thường xuyên giúp rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng cũng do môn thể thao vua này, nam thanh niên 35 tuổi, ở Hà Nội vô cùng sốc khi biết cú ngã tưởng chừng vô hại đó lại là nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo sau. Để tránh xa sự cố này, người dân cần lưu ý gì trong chẩn đoán, phòng ngừa?


09/08/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bị đứt dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?
14/04/2021 | 6 dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau điển hình nhất
25/09/2016 | Đứt dây chằng chéo khớp gối - thời điểm phẫu thuật hợp lý

Bất ngờ mắc “tai nạn” hiếm gặp do ngã khi chơi thể thao  

Khi chơi thể thao việc va chạm, cọ sát tranh bóng, thậm chí là quen thuộc với cả những cú gấp ngã. Chơi thể thao như mọi ngày, nhưng lần này nam thanh niên 35 tuổi, trú ở Hà Nội vô cùng bất ngờ bị ngã vặn gối trái. Sang ngày thứ 3 sau ngã vùng gối trái đau nhiều, thì thấy đau nhiều hơn khi đi lại và hạn chế vận động chân trái, vì vậy, anh quyết định đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cơ sở 2 thăm khám.  

Gối trái đau nhiều là dấu hiệu bất thường nên cảnh giác sau tập thể thao

Gối trái đau nhiều là dấu hiệu bất thường nên cảnh giác sau tập thể thao

Để chẩn đoán xác định sau chẩn đoán sơ bộ theo dõi chấn thương dây chằng gối trái, nam bệnh nhân được tư vấn chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối trái. 

Hình ảnh chụp MRI khớp gối trái cho hình ảnh đụng dập, đứt bán phần dây chằng chéo sau, tràn dịch khớp gối, phù nề nhẹ phần mềm vùng khoeo. Dựa vào kết quả chụp MRI, bệnh nhân có chẩn đoán xác định đứt bán phần dây chằng chéo sau - tràn dịch khớp gối trái do chấn thương thể thao.   

Nam bệnh nhân chia sẻ trong lần tái khám sau một tuần điều trị: “Tôi không ngờ lần ngã khi chơi thể thao ấy lại gây hậu quả nghiêm trọng như vậy. Nhưng tôi cảm thấy may mắn vì được phát hiện sớm, tức chỉ sau ngã 3 ngày, bác sĩ đã chẩn đoán chính xác định nguyên nhân giúp, nên có cơ sở hướng dẫn tôi uống thuốc điều trị và tập vận động để phục hồi nhanh chóng như hiện nay. Giờ đây sau một tuần điều trị, tôi thấy chân không còn đau tê tái như lúc mới ngã, mà gần như hoạt động bình thường trở lại”.  

Chụp cộng hưởng từ - Tiêu chuẩn “vàng” đứt dây chằng chéo sau  

PGS.TS. BSCC Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh (MEDIM) chia sẻ: Đứt dây chằng chéo sau hiếm gặp, chỉ chiếm 5-10% trong số ca đứt dây chằng chéo trước, nhưng đã gặp ở MEDLATEC. Đồng thời, chuyên gia nhấn mạnh ở ca bệnh này lâm sàng và hình ảnh không dễ dàng thực hiện, chẩn đoán chính xác nếu không được chụp MRI, bởi mờ nhạt nên được chẩn đoán muộn. Nhưng với kỹ thuật “vàng” - chụp cộng hưởng có vai trò quyết định cho chẩn đoán sớm, chính xác đứt dây chằng, tránh tình trạng phát hiện muộn có thể làm nặng hơn tổn thương, đồng thời hạn chế thêm tổn thương như sụn chêm. Cũng nhờ kỹ thuật chụp này mà sau 3 ngày ngã, bệnh nhân có chẩn đoán xác định đứt dây chằng chéo sau. 

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được xem là tiêu chuẩn “vàng” đứt dây chằng chéo sau  

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được xem là tiêu chuẩn “vàng” đứt dây chằng chéo sau  

Đánh giá về ưu điểm của kỹ thuật “vàng” MRI trong chẩn đoán bệnh đứt dây chằng chéo, ThS.BSNT Đào Danh Vĩnh chia sẻ thông tin thể hiện sự thành công về chẩn đoán ca bệnh này, cụ thể gồm:   

  • Thời điểm chụp: Bệnh nhân chụp sau chấn thương ngày thứ 3, đây là giai đoạn thuộc tổn thương mới, tổn thương nguyên phát, mà tất cả tổn thương dây chằng sụn trên ở khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ chân nên chụp sớm sau 5-7 ngày để phát hiện sớm chấn thương này, do triệu chứng đứt dây chằng này thường biểu hiện mờ nhạt. 

Đồng thời, giám đốc Vĩnh lưu ý thời điểm chụp MRI chấn thương khớp, nếu chụp thời điểm đó mà kết luận bình thường thì thôi, còn nếu kết luận có bệnh lý thì nên đánh giá lại sau 1 tháng. Nếu bệnh nhân không có cấp tính thì có chỉ định sau 5-7 ngày, tức chỉ định khi sau chườm lạnh, hết tổn thương cấp tính giai đoạn đầu thì kết quả chụp MRI sẽ tin cậy hơn so với giai đoạn sau chấn thương 3 ngày.   

Ở bệnh nhân này sau tổn thương ngày thứ 3, tức chưa chườm lạnh, chưa tiêm để phù nề giảm đi thì dấu hiệu trên MRI sẽ tăng mức độ tổn thương lên, nên phải kiểm tra lại sau 1 tháng để xem tổn thương ở mức độ nào.  

  • Đặc điểm tổn thương: Trong số các ca tổn thương dây chằng thì tổn thương chằng chéo sau chỉ chiếm 5-10% tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối. Trên hình ảnh chụp MRI dây chằng chéo của bệnh nhân này có biến dạng, tăng kích thước, phù nề, cấu trúc không đồng nhất, bó sợi đứt nên kết luận đứt bán phần dây chằng chéo sau.  

  • Phân loại tổn thương: Đối với tổn thương dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, chia làm 4 độ:  

  • Độ 1: Phù nề, phù rập và không có đứt  

  • Độ 2: Đứt bán phần  

  • Độ 3: Đứt toàn phần  

  • Độ 4: Đứt toàn phần và có kèm theo đứt dây chằng chéo trước - sau - bên trong - bên ngoài.  

Phân tích, đánh giá hình ảnh của bệnh nhân, GĐ Vĩnh đưa ra kết luận: Ở bệnh nhân này có đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đứt bán phần dây chằng chéo sau. Về phân độ, thì thuộc phân độ 2, trường hợp bệnh nhân này có tổn thương đứt bán phần dây chằng chéo sau và không có tổn thương 3 dạng còn lại.   

Khi nào có chỉ định chụp cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo? 

Dây chằng chéo sau nằm ở trung tâm khớp gối, trong khoang lồi cầu xương đùi, chạy phía sau dây chằng chéo trước, tạo với dây chằng chéo trước hình chữ X, có vai trò tham gia giữ vững khớp gối trong hoạt động vận động.   

Hầu hết các trường hợp đứt dây chằng chéo sau không gây quá nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp tổn thương không được điều trị đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khơp, thoái hóa hợp, những chấn thương dây chằng chéo sau.  

Về chẩn đoán, chụp MRI khớp gối được xem là tiêu chuẩn “vàng chẩn đoán chính xác các trường hợp đứt dây chằng chéo trước/sau. Do phương pháp này ít xâm lấn, hiệu quả và cho kết quả nhanh chóng.  

Theo các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, chụp MRI được chỉ định để chẩn đoán, phát hiện đứt dây chằng, đó là các trường hợp sau: 

  • Chấn thương, tai nạn trong khi lao động, sinh hoạt, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi các môn thể thao (đá bóng, tennis, bóng rổ...) có các hiện tượng sưng đầu gối, đau nhức dữ dội đứt dây chằng; 

  • Khi tác động vào gối nghe thấy các tiếng lách tách; 

  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đầu gối như đau đớn, sưng tấy, tím tái hoặc chảy máu; 

  • Phát hiện các tổn thương do đứt dây chằng đầu gối mà chụp x-quang, chụp CT không thấy ra; 

  • Các trường hợpgãy xương, dị tật xương bánh chè; 

  • Theo dõi các trường hợp sau phẫu thuật khớp và dây chằng đầu gối. 

Những cách  phòng tránh đứt dày chằng chéo khi chơi thể thao 

Chơi thể thao giúp rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể trạng, nhưng có thể gây nguy hiểm nếu không may bị vất ngã (như trường hợp hợp của nam bệnh nhân là một trong những ca mắc bệnh điển hình tại MEDLATEC). Do đó, để hạn chế chấn thương do thể thao, BS CKI Vũ Đình Phốt - Chuyên khoa Ngoại của Bệnh viện khuyên bạn nên phòng tránh theo những cách sau:  

Chơi môn thể thao vừa sức, phù hợp độ tuổi là cách giúp tránh xa những chấn thương

Chơi môn thể thao vừa sức, phù hợp độ tuổi là cách giúp tránh xa những chấn thương. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

  • Chọn chơi môn thể thao vừa sức, phù hợp độ tuổi;  

  • Uống nhiều nước, tránh để bị mất nước trong khi luyện tập;  

  • Làm nóng các cơ trước khi luyện tập giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương;  

  • Mặc quần áo cotton để cơ thể được thông thoáng, mát mẻ.  

  • Khởi động trước khi luyện tập giúp cơ không bị giãn bất ngờ.   

  • Tăng dần cường độ hoạt động sẽ giúp cơ chắc khỏe hơn, tăng khả năng chịu áp lực hoạt động.  

  • Mang các dụng cụ bảo hộ như đệm đầu gối, mũ bảo hiểm, lót ống chân, đệm khuỷu tay… khi chơi môn thể thao phù hợp.  

  • Không luyện tập với cường độ quá cao để tránh gây áp lực lên cơ, khớp…  

Hệ thống Y tế MEDLATEC gồm 01 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa, 29 Phòng khám chuyên khoa với gần 30 năm kinh nghiệm hiện là nơi gửi trọn niềm tin khám chữa bệnh đa khoa chuyên nói chung, bệnh lý cơ xương khớp nói riêng. Theo đó, đến khám chữa bệnh bệnh lý cơ xương khớp, người dân hoàn toàn an tâm được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm, hết mình thăm khám, tư vấn và điều trị. Đồng thời, MEDLATEC cam kết chẩn đoán chính xác, tin vậy với đầy đủ kỹ thuật chẩn đoán như hệ thống máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất và là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam áp dụng song hành tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, cùng đầy đủ kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh gồm máy CT, MRI, MSCT... 

Người dân an tâm được chuyên gia đầu ngành tư vấn, thăm khám tại MEDLATEC. Ảnh: PGS.TS Nguyễn Mai Hồng - Chuyên khoa Cơ xương khớp khám và tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Người dân an tâm được chuyên gia đầu ngành tư vấn, thăm khám tại MEDLATEC. Ảnh: PGS.TS Nguyễn Mai Hồng - Chuyên gia Cơ xương khớp khám và tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hơn nữa, với chuỗi Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC phủ khắp toàn quốc, người dân không chỉ dễ dàng lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh gần nhất, mà còn thuận lợi trong việc kết nối hội chẩn cùng chuyên gia đầu ngành. Trưởng hợp, người bệnh cần chuyển tuyến, MEDLATEC có hỗ trợ tối đa về thủ tục để thuận lợi nhất trong khám và điều trị tại Hệ thống MEDLATEC, hoặc chuyển tuyến điều trị tại các bệnh viện trung ương. 

Mọi thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC, người dân vui lòng liên hệ thông đài 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng ống cổ tay chuẩn đoán bằng tiêu chuẩn "vàng" - khảo sát điện thần kinh cơ

Với hội chứng ống cổ tay nếu kỹ thuật siêu âm và MRI chỉ đánh giá tổn thương khi có bất thường về hình thái, thì khảo sát điện cơ lại giúp phát hiện dễ dàng các bất thường dẫn truyền dây thần kinh ngay khi các tổ chức chỉ vừa xuất hiện. Cũng nhờ phương pháp vàng này, nam bệnh nhân, 58 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám sau 2 năm chung sống với những khó chịu, tê bì bàn tay trái đã tìm được chính xác nguyên nhân và hồi phục hoàn toàn sau một tháng điều trị, tập luyện phục hồi chức năng.
Ngày 26/05/2023

Đứt dây chằng chéo sau - Bệnh hiếm gặp cần lưu ý gì để tránh “sự cố” này khi chơi thể thao

Chơi thể thao thường xuyên giúp rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng cũng do môn thể thao vua này, nam thanh niên 35 tuổi, ở Hà Nội vô cùng sốc khi biết cú ngã tưởng chừng vô hại đó lại là nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo sau. Để tránh xa "sự cố" này, người dân cần lưu ý gì trong chẩn đoán, phòng ngừa?
Ngày 26/05/2023

Hội chứng ống cổ tay và những thông tin nhất định cần biết

Hội chứng ống cổ tay hiện tại đang là căn bệnh phổ biến trong xã hội. Bệnh có diễn tiến chậm, tiên lượng tốt nhưng nếu để bệnh chuyển giai đoạn nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những thông tin nhất định bạn cần biết về hội chứng ống cổ tay để có biện pháp phòng tránh cũng như kiểm soát tốt, tránh tình trạng nặng hơn.
Ngày 04/02/2023

Phương pháp Chiropractic là gì? Có an toàn không?

Rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị những bệnh lý về thần kinh cột sống, trong đó bao gồm Chiropractic. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ không cần dùng thuốc và cũng không cần phẫu thuật. Để hiểu rõ hơn phương pháp Chiropractic là gì và được áp dụng trong những trường hợp nào, mời bạn cùng tham khảo những thông tin sau. 
Ngày 13/01/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp