Đột quỵ ở người trẻ và cách phòng ngừa | Medlatec

Đột quỵ ở người trẻ và cách phòng ngừa

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính đe dọa đến tính mạng và đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Vậy, đột quỵ ở người trẻ do đâu và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích về đột quỵ, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.


27/07/2021 | Những phương pháp điều trị hiệu quả bệnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ
27/07/2021 | Góc tư vấn: Sau đột quỵ quan hệ tình dục được không?
10/06/2021 | Nhận biết đột quỵ sớm qua 6 dấu hiệu điển hình nhất

1. Tình trạng đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính, thường xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, tắc nghẽn. Lúc này não bộ sẽ không đủ oxy, chất dinh dưỡng để cung cấp cho tế bào. Do đó chỉ sau vài phút, tế bào não sẽ bắt đầu ngừng hoạt động và chết dần. Nếu không cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong ngay lập tức.

Trong những năm gần đây, căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Đột Quỵ Mỹ cho biết có khoảng 15% người bị đột quỵ có độ tuổi dao động từ 18 - 45 tuổi.

Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính thường xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, tắc nghẽn

Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính thường xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, tắc nghẽn

Phân loại:

Đột quỵ ở người trẻ thường xuất hiện ba loại sau:

  • Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 85%, xảy ra khi cục máu đông từ tim di chuyển lên não hoặc Cholesterol tích tụ làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu.

  • Đột quỵ do xuất huyết chỉ chiếm 15% nhưng nguy cơ khiến người bệnh tử vong thường rất cao. Dạng này xảy ra khi thành động mạch bị xơ cứng có vết nứt làm rò rỉ máu ra ngoài dẫn đến tình trạng xuất huyết não.

  • Đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua, xảy ra khi nguồn máu cung cấp lên não bị suy giảm đột ngột. Trong một thời gian ngắn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường, đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà bạn không nên chủ quan.

2. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ

Thiếu máu lên não là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, do đó bạn nên nắm vững để có biện pháp phòng ngừa:

  • Các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,… đều làm tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.

  • Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này cũng rất cao.

  • Đồ ăn nhanh là món ăn quen thuộc của giới trẻ, bên cạnh sự tiện lợi thì chúng chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch, từ đó cản trở đường đi của dòng máu lên não.

  • Làm việc quá sức: Người trẻ hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp, họ luôn bị vắt kiệt sức lực bởi những stress, áp lực căng thẳng trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, nhất là đột quỵ.

  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.

Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch

Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch

3. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở người trẻ

Khi tế bào não bị tổn thương, thì các bộ phận do chúng điều khiển sẽ xuất hiện triệu chứng như:

  • Cảm giác tê yếu tay, chân, nặng hơn là bị liệt một nửa người.

  • Miệng bị méo mó, giọng nói đột nhiên biến đổi, nói ngọng hoặc không nói được.

  • Người bệnh mất dần thị lực, nhìn mờ ở một hoặc hai bên mắt.

  • Đau đầu, chóng mặt dữ dội, cơ thể bị mất thăng bằng không thể di chuyển hoặc vận động theo ý muốn.

  • Trí nhớ bị rối loạn.

Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ bị mất dần ý thức, cảm giác tay chân bị tê yếu nên không thể thực hiện các cử động theo ý muốn

Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ bị mất dần ý thức, cảm giác tay chân bị tê yếu nên không thể thực hiện các cử động theo ý muốn 

4. Biến chứng có thể khi đột quỵ

Khi phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng và nâng cao khả năng chữa trị. Nếu càng để kéo dài thì nguy cơ gặp phải các biến chứng sẽ rất cao.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian não bị thiếu máu mà người bệnh có thể bị tê liệt, mất khả năng vận động tại một số cơ quan, bộ phận. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tàn tật suốt đời.

Ngoài ra, nhận thức và trí nhớ của người bị tai biến mạch máu não sẽ bị suy giảm. Khả năng giao tiếp, diễn đạt thành lời cũng trở nên khó khăn. Do đó, tâm lý của người bệnh thường bất ổn và khó kiểm soát, họ luôn muốn ở một mình, không tiếp xúc với người xung quanh nên dễ bị trầm cảm.

Bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của biến chứng, từ đó nâng cao khả năng chữa trị

Bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của biến chứng, từ đó nâng cao khả năng chữa trị

5. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Với tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe nên tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng, Vậy làm cách nào để phòng ngừa bệnh lý cấp tính này? Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bạn nên điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống sao cho hợp lý:

  • Hình thành các thói quen lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc.

  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, áp lực công việc.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. 

  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ dầu mỡ như: nội tạng, đồ ăn nhanh,…

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn hay chất kích thích.

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, để giảm bớt áp lực và căng thẳng bạn có thể chia sẻ với người thân.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, lượng đường và mỡ trong máu.

Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập là cách đơn giản giúp bạn phòng ngừa đột quỵ

Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập là cách đơn giản giúp bạn phòng ngừa đột quỵ

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về đột quỵ ở người trẻ. Đây là bệnh lý cấp tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa mà chúng tôi vừa chia sẻ. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như: méo miệng, tê liệt tay chân,… bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp