Dinh dưỡng trong điều trị rối loạn tăng động có vai trò như thế nào? | Medlatec

Dinh dưỡng trong điều trị rối loạn tăng động có vai trò như thế nào?

Rối loạn tăng động và giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh có thể gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi nó cũng ảnh hưởng đến người lớn. Nguyên nhân chính xác gây chứng bệnh này hiện vẫn chưa được làm rõ, chế độ ăn uống không phải là yếu tố dẫn đến bệnh. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra, dinh dưỡng trong điều trị rối loạn tăng động có tác dụng khá tốt.


22/07/2021 | Cha mẹ cần biết triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý
11/11/2014 | Bà bầu hít khói ô nhiễm dễ sinh con tăng động giảm chú ý
29/09/2014 | Bà bầu dùng nhiều paracetamol, con dễ tăng động giảm chú ý

1. Tìm hiểu về chứng rối loạn tăng động

Trước khi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng tác dụng như thế nào trong điều trị chứng rối loạn tăng động, chúng ta cần hiểu rõ căn bệnh này. Căn bệnh này còn được gọi là ADHA, một dạng rối loạn phát triển thần kinh khiến trẻ không tập trung, hiếu động thái quá và dễ bị bốc đồng cảm xúc. Dù thường biểu hiện ở trẻ nhỏ song một số người trưởng thành cũng gặp phải chứng rối loạn tăng động này.

dinh dưỡng trong điều trị rối loạn tăng động

Rối loạn tăng động là chứng bệnh phổ biến hơn ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn tăng động và giảm chú ý vẫn chưa được các nhà khoa học xác định, song di truyền là yếu tố liên quan mật thiết nhất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ môi trường cũng tác động tới quá trình phát triển thần kinh như: thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn thai nhi, tiếp xúc với độc tố môi trường khi trong bụng mẹ hoặc khi còn nhỏ,…

Chứng rối loạn tăng động bắt đầu bằng việc giảm nồng độ dopamine và noradrenaline, hai chất chịu trách nhiệm tự điều tiết trong vùng não. Chức năng điều tiết suy yếu khiến hệ thần kinh phải cố gắng hơn để đảm bảo nhiệm vụ tập trung, nhận thức hay hạn chế hành vi. Mặc dù vậy, tình trạng rối loạn tăng động vẫn xảy ra, nếu không điều trị tốt nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, liên quan đến duy trì mối quan hệ cũng như khả năng học tập, làm việc sau này.

Rối loạn tăng động ảnh hưởng đến khả năng học tập

Rối loạn tăng động ảnh hưởng đến khả năng học tập

Hiện vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị chứng rối loạn tăng động triệt để, tuy nhiên có thể điều trị giảm triệu chứng để người bệnh kiểm soát hành vi tốt hơn, có sức khỏe và tinh thần tốt hơn. Trong việc điều trị, các loại thuốc hỗ trợ kiểm soát thần kinh cùng trị liệu hành vi đóng vai trò quyết định. Cùng với đó, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát triệu chứng rối loạn tăng động của người bệnh.

2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng tới chứng rối loạn tăng động

Các nhà khoa học vẫn đang mở rộng nghiên cứu hiệu quả của thực phẩm với tác dụng kiểm soát triệu chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý. Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy:

Một số loại thực phẩm không tốt ảnh hưởng đến hành vi của người bị rối loạn tăng động

Bao gồm: socola ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, rượu làm thay đổi hành vi và cafein ảnh hưởng đến sự tỉnh táo.

Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến hành vi

Thực tế chứng bệnh rối loạn tăng động có liên quan đến dinh dưỡng, cụ thể là bệnh thường gặp hơn ở những trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Những dinh dưỡng bao gồm Vitamin, chất khoáng, acid béo thiết béo nếu cơ thể không được cung cấp đủ có thể dẫn đến rối loạn tăng động.

Thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến kiểm soát hành vi

Thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến kiểm soát hành vi

3. Dinh dưỡng trong điều trị rối loạn tăng động

Dinh dưỡng trong điều trị rối loạn tăng động cần lưu ý tăng cường thực phẩm tốt kết hợp hạn chế thực phẩm xấu. Dinh dưỡng phù hợp cần song song với việc điều trị dưới sự giám sát và hỗ trợ của bác sĩ.

3.1. Thực phẩm tốt giúp giảm chứng rối loạn tăng động

Các nghiên cứu đã chỉ ra, những nhóm thực phẩm sau có tác dụng tốt trong kiểm soát rối loạn tăng động:

Acid amin

Mỗi tế bào trong cơ thể đều cần acid amin để hoạt động, trong đó một phần được dùng để tạo chất dẫn truyền thần kinh hay các phân tử tín hiệu trong não. Với rối loạn tăng động, acid amin tyrosine, tryptophan và phenylalanin là thành phần tạo chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin và norepinephrine.

Bổ sung những acid amin này giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, từ đó kiểm soát được chứng rối loạn tăng động ở trẻ em.

Vitamin và khoáng chất

Sự thiếu hụt kẽm và sắt chính là nguyên nhân gây suy yếu tinh thần ở trẻ em, kể cả trẻ rối loạn tăng động hoặc không. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, tỉ lệ lớn trẻ bị rối loạn tăng động thiếu hụt những chất này.

Vì thế, bổ sung sắt, kẽm cùng canxi, phosphor,… đều là những khoáng chất thiết yếu sẽ giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tăng động mặc dù cơ chế chính xác chưa được xác định. Cùng với đó là các loại Vitamin như Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin B3, Vitamin B5.

Vitamin và khoáng chất được dùng bổ sung cho trẻ rối loạn tăng động

Vitamin và khoáng chất được dùng bổ sung cho trẻ rối loạn tăng động

Trong điều trị chứng rối loạn tăng động, các loại Vitamin tổng hợp và chất khoáng đã được sử dụng như loại thuốc hỗ trợ.

Omega-3

Omega-3 là chất béo tốt cho não bộ, hàm lượng thấp chất này cũng được đưa ra trong nhiều nghiên cứu về chứng rối loạn tăng động. Ngoài ra, thiếu hụt omega-3 còn gây khó khăn trong việc phát triển trí tuệ, học tập và hành vi khó khăn.

Do đó, đừng bỏ qua thực phẩm giàu Omega-3 trong chế độ ăn cho trẻ rối loạn tăng động song vẫn cần nghiên cứu chuyên sâu thêm để chỉ ra mối quan hệ cụ thể. Thực phẩm phổ biến có nhiều axit béo omega-3 bao gồm: cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh và quả óc chó.

3.2. Thực phẩm nên hạn chế với trẻ bị rối loạn tăng động

Phản ứng với các thực phẩm tốt không rõ ràng ở người bị rối loạn tăng động, tuy nhiên phản ứng tiêu cực với các thực phẩm bất lợi là thấy rõ. Vì thế, loại bỏ các thực phẩm có hại sẽ giúp cải thiện triệu chứng thần kinh này, bao gồm: phụ gia thực phẩm, chất ngọt, chất bảo quản, thực phẩm gây dị ứng.

Phụ gia thực phẩm và salicylat

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra phản ứng của bệnh nhân rối loạn tăng động với phụ gia thực phẩm, do đó chế độ ăn kiêng thuốc, phụ gia thực phẩm và salicylate được nhiều bác sĩ khuyến cáo với đối tượng bệnh nhân này. 

Chất màu nhân tạo và chất bảo quản

Những chất này đều không tốt cho sức khỏe, với người bị rối loạn tăng động thì càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra, ở khoảng 75% trẻ nghiên cứu sử dụng chế độ ăn kiêng không chứa phẩm màu nhân tạo và chất bảo quản có cải thiện triệu chứng rối loạn tăng động. 

Quá nhiều chất ngọt ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi

Quá nhiều chất ngọt ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi

Đường và chất ngọt nhân tạo

Đường có ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi, đây là tác động đã được chứng minh. Bên cạnh đó, chúng còn làm tăng tính hiếu động, liên quan đến chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng dinh dưỡng trong điều trị rối loạn tăng động, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn đủ dinh dưỡng, giúp kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh tốt hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp