Để duy trì sức khỏe ổn định, chúng ta nên thường xuyên đi kiểm tra định kỳ và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Với sự phát triển của y học, rất nhiều phương pháp sàng lọc ra đời để chẩn đoán sớm vấn đề sức khỏe. Nhiều người thắc mắc không biết những sàng lọc nên làm ở phụ nữ là gì?
09/09/2021 | Bác sĩ giải đáp: Tại sao cần sàng lọc trước sinh, thực hiện ở đâu uy tín? 16/08/2021 | Xét nghiệm sàng lọc ung thư di truyền trong chẩn đoán và điều trị ung thư 29/06/2021 | Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai xét nghiệm sàng lọc và khẳng định COVID-19 14/06/2021 | Sàng lọc sơ sinh bằng xét nghiệm máu - vấn đề cha mẹ nên quan tâm
1. Vai trò của khám sàng lọc trong việc ngăn ngừa bệnh nan y
Những căn bệnh nan y xảy ra ở phụ nữ thường đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Đặc biệt là khi bệnh được phát hiện ở những giai đoạn cuối, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, ít đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe.
Khám, xét nghiệm sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng
Để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo ở phụ nữ, chị em nên chủ động đi xét nghiệm, khám sàng lọc. Đây là phương pháp giúp phát hiện bệnh, tổn thương trên cơ thể dựa vào các loại xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng. Nếu có nguy cơ mắc bệnh, bạn sẽ được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo phác đồ riêng, cải thiện tình hình sức khỏe một cách tốt nhất.
Khi đi xét nghiệm, sàng lọc, bạn cần quan tâm tới một số yếu tố, ví dụ như: phương pháp này có đem lại hiệu quả hay không, có an toàn đối với cơ thể của người bệnh hay không? Nếu hình thức sàng lọc này có ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
2. Những sàng lọc nên làm ở phụ nữ
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là những sàng lọc nên làm ở phụ nữ là gì? Các chị em có nguy cơ cao mắc một số bệnh nghiêm trọng, ví dụ ung thư tuyến giáp, ung thư vú hoặc các vấn đề có liên quan tới cổ tử cung,…
Để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, giảm thiểu tối đa tác động xấu đối với sức khỏe, các bác sĩ khuyến khích người phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm, khám sàng lọc định kỳ. Nếu bạn đang thắc mắc các loại sàng lọc mà phụ nữ nên làm thì tham khảo ngay nhé!
Những sàng lọc nên làm ở phụ nữ là gì?
2.1. Khám sàng lọc bệnh ung thư vú
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là những người ngoài 40 tuổi. Hiện nay bác sĩ khuyên mọi người nên đi khám sàng lọc bệnh ung thư vú ngay từ khi 20 tuổi với tần suất từ 1 - 3 năm/lần. Bởi vì bệnh nhân ung thư vú dần trẻ hóa, ngay cả những bạn trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh và chịu những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Quy trình sàng lọc bệnh thường trải qua 3 bước chính, đó là kiểm tra sức khỏe tổng quát, thực hiện các biện pháp chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết để đưa ra kết luận chính xác.
Khi khám lâm sàng, bác sĩ thường hỏi bệnh nhân xem gia đình có ai từng mắc bệnh này hay chưa, bạn có thấy những triệu chứng bất thường hay không, đã từng đi tầm soát hay chưa? Sau đó, người phụ nữ được chỉ định đi chụp X-quang tuyến vú, kết quả cho biết tình trạng mô tuyến vú, phát hiện khối u bất thường.
Nếu bạn bị nghi mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết để biết được khối u thuộc dạng lành tính hay ác tính. Như vậy khám sàng lọc bệnh ung thư vú chính là một trong những sàng lọc nên làm ở phụ nữ.
Khi sàng lọc ung thư vú, bạn sẽ được chụp X-quang tuyến vú
2.2. Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở nữ giới, chính vì thế các chị em không thể chủ quan trước căn bệnh này. Tác nhân chính gây bệnh đó là vi rút HPV - một loại vi rút có khả năng lây truyền thông qua đường tình dục.
Thông thường, người phụ nữ sẽ được tiến hành xét nghiệm Pap test, sử dụng mẫu tế bào ở cổ tử cung để phân tích, đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư ở cổ tử cung. Không thể phủ nhận rằng việc tầm soát đem lại rất nhiều lợi ích cho người phụ nữ, giúp kiểm soát sức khỏe tốt hơn, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư cổ tử cung gây ra.
Các bác sĩ cho biết sàng lọc ung thư cổ tử cung thuộc những sàng lọc nên làm ở phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, bởi vì số lượng các bạn nữ dưới độ tuổi này rất hiếm mắc bệnh. Tùy từng độ tuổi, bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm với tần suất khác nhau.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi 21 - 29, bạn nên đi sàng lọc định kỳ 3 năm/lần. Còn những người từ 30 tuổi nên kết hợp xét nghiệm Pap test và xét nghiệm HPV định kỳ nhé!
2.3. Xét nghiệm bệnh HIV
HIV vốn được biết tới là căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm, vậy nên các chị em phụ nữ không thể bỏ qua việc sàng lọc, phát hiện bệnh sớm. Tốt nhất, mỗi người nên đi xét nghiệm ít nhất một lần ngay cả khi tình trạng sức khỏe tốt. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm vi rút HIV cao, bạn nên chủ động đi xét nghiệm định kỳ.
Mọi người nên đi xét nghiệm HIV ít nhất một lần
Căn bệnh HIV là tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, rủi ro mắc các bệnh cơ hội và tử vong vì những bệnh này cao hơn. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích tất cả mọi người đi xét nghiệm HIV chứ không riêng gì người phụ nữ.
Nhắc tới những sàng lọc nên làm ở phụ nữ, chúng ta không thể quên xét nghiệm tuyến giáp. Số lượng người phụ nữ mắc bệnh liên quan tới tuyến giáp có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Đó là hiện tượng đáng lo ngại, vậy nên các chị em nên tìm hiểu và đi xét nghiệm tuyến giáp định kỳ.
Mục đích của các loại xét nghiệm tuyến giáp đó là đánh giá lượng hormone TSH - loại hormone kích thích tuyến giáp. Nếu nồng độ TSH quá cao hoặc quá thấp, chức năng tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề. Trong đó, suy giáp và cường giáp là những vấn đề mà chị em phụ nữ có nguy cơ mắc phải. Tốt nhất bạn nên duy trì xét nghiệm tuyến giáp định kỳ mỗi năm một lần.
Bên cạnh đó, mọi người có thể tham khảo thêm xét nghiệm sàng lọc bệnh lậu, xét nghiệm chlamydia để phát hiện sớm những căn bệnh này nhé!
Chị em phụ nên nên đi xét nghiệm tuyến giáp định kỳ
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn nắm được vai trò của xét nghiệm, khám sàng lọc nói chung và những sàng lọc nên làm ở phụ nữ nói riêng. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đem lại rất nhiều lợi ích, giảm nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo ở phụ nữ, chính vì thế bạn không nên chủ quan, bỏ việc khám, xét nghiệm sàng lọc.