Điểm danh ngay 7 nguyên nhân béo phì thường gặp nhất | Medlatec

Điểm danh ngay 7 nguyên nhân béo phì thường gặp nhất

Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người mắc phải gặp nhiều rủi ro về sức khỏe như: cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường,… Có nhiều nguyên nhân béo phì, trong đó có nguyên nhân mà chúng ta có thể phòng tránh và hạn chế được.


24/09/2020 | Thừa cân béo phì có liên quan gì tới nguy cơ ung thư?
16/09/2020 | Những dấu hiệu béo phì bạn không thể bỏ qua
16/09/2020 | Những loại thực phẩm gây béo phì bạn nên tránh xa

1. Bạn có đang bị béo phì?

Khi cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo, làm ảnh hưởng tới sức khỏe thì gọi là béo phì. Để nhận định một người có đang bị béo phì hay không, cần có chỉ số cơ sở để dựa vào. Chỉ số khối cơ thể BMI được lựa chọn bởi tính đơn giản nhưng chính xác, cho phép phân loại người thừa cân, béo phì.

Béo phì khiến con người phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm

Béo phì khiến con người phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm

1.1. Béo phì ở người lớn

Người trưởng thành được đánh giá là béo phì khi chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30, với các trường hợp từ 25 - 30, họ sẽ bị xác nhận là thừa cân.

1.2. Béo phì ở trẻ em

Cần phân độ tuổi của trẻ để đánh giá cân nặng của trẻ có bình thường hay không bởi mỗi giai đoạn trẻ sẽ phát triển khác nhau.

Trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ bị thừa cân khi cân nặng lớn hơn 2 lần độ lệch chuẩn trên trung bình và béo phì khi cân nặng lớn hơn 3 lần. 

Trẻ từ 5 - 18 tuổi

Với trẻ này, có thể đánh giá dựa trên chỉ số BMI. Trong đó, thừa cân khi BMI theo tuổi lớn hơn tiêu chuẩn 1. Trẻ bị đánh giá là béo phì nếu chỉ số này lớn hơn 2 lần độ lệch chuẩn trên trung bình.

nguyên nhân béo phì ở trẻ

 Béo phì khiến trẻ mất tự tin cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe

2. Điểm danh các nguyên nhân béo phì chủ yếu

Dưới đây là 8 nguyên nhân dẫn đến béo phì thường gặp, một người bệnh có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp. Cần khắc phục loại trừ nguyên nhân để điều trị béo phì, giảm cân an toàn và bền vững.

2.1. Béo phì do yếu tố di truyền

Nhiều người mắc bệnh béo phì do yếu tố di truyền, nghĩa là bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà bị béo phì thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên tính trạng này không biểu hiện hoàn toàn, nghĩa là kể cả hai bố mẹ đều béo phì thì con sinh ra không chắc chắn gặp phải tình trạng này.

Tỉ lệ biểu hiện gen gây béo phì còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể thao. Với những người bệnh béo phì do nguyên nhân này, việc loại bỏ nguyên nhân rất khó khăn nên chủ yếu sẽ tăng cường biện pháp để giảm cân, giảm mỡ, đảm bảo sức khỏe.

2.2. Quá lạm dụng thực phẩm đóng hộp

Tỉ lệ mắc bệnh béo phì ở các nước phương Tây đang ở mức báo động và số người mắc phải ngày càng cao. Nguyên nhân lớn là do chế độ ăn bổ sung nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn kết hợp với lười vận động và thể thao.

Một trong những nguyên nhân béo phì ở trẻ là ăn quá nhiều đồ ăn nhanh

Một trong những nguyên nhân béo phì ở trẻ là ăn quá nhiều đồ ăn nhanh

Những thực phẩm chế biến sẵn có giá thành rẻ, bảo quản lâu, dễ ăn và tiện lợi, kích thích vị giác ăn ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên khi lạm dụng, nguy cơ béo phì và các bệnh lý nguy hiểm khác do nạp nhiều muối, chất bảo quản, chất béo xấu,… gây ra.

2.3. Béo phì do nghiện “ăn”

Những loại thức ăn kích thích vị giác và khiến nhiều người không thể kiềm chế sự thèm ăn và ăn rất nhiều gồm: nước ngọt, bánh kẹo ngọt, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn,… Khi nạp vào quá nhiều để thỏa mãn cơn thèm ăn này, bạn có thể mất kiểm soát, rối loạn ăn uống. 

Để vượt qua cơn thèm ăn và ăn không kiểm soát, người bệnh cần ý thức được việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và sức mạnh tinh thần. Có thể nhờ bác sĩ can thiệp để bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi giảm ăn, thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân.

2.4. Béo phì liên quan đến đường huyết

Hormone Insulin được tạo ra có vai trò kiểm soát đường huyết và đảm bảo đường huyết luôn ổn định. Hơn nữa Insulin cũng phát tín hiệu cho tế bào duy trì, dự trữ chất béo. Kết hợp với chế độ ăn kém lành mạnh, bổ sung nhiều chất béo, người bệnh dễ bị thừa cân, béo phì, kháng insulin và bệnh lý liên quan đến đường huyết.

Một số loại thuốc điều trị làm tăng nguy cơ béo phì

Một số loại thuốc điều trị làm tăng nguy cơ béo phì

2.5. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị tiểu đường,… có thể khiến bệnh nhân tăng cân. Cơ chế tác động của thuốc là ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, chức năng não bộ, giảm tỷ lệ trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn và sẽ ăn nhiều hơn.

2.6. Do kháng Leptin

Leptin được tế bào mỡ sản xuất. Khi tình trạng kháng Leptin xảy ra, người bệnh sẽ không ngừng thèm ăn, tăng dự trữ mỡ và chất béo gây ra béo phì.

2.7. Béo phì do tiêu thụ quá nhiều đường

Thực phẩm ngọt nói chung là sở thích của rất nhiều người, không ít người còn nghiện đồ ngọt. Khi tiêu thụ quá nhiều đường, quá trình sản sinh hormone bị ảnh hưởng và dễ gây béo phì, tăng cân. 

3. Làm sao để chữa bệnh béo phì?

Có 4 cách để bạn chữa bệnh béo phì lành mạnh, bền vững và đảm bảo sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng người thừa cân, béo phì nên áp dụng kết hợp hơn 1 cách để đạt hiệu quả tốt hơn.

3.1. Áp dụng chế độ ăn phù hợp

Để giảm béo cần kiểm soát chế độ ăn đầu tiên với những lưu ý sau:

  • Giảm sử dụng tối đa thực phẩm đã chế biến, thực phẩm tinh chế giàu đường và chất béo.

  • Tăng cường ăn nhiều chất xơ để người bệnh cảm thấy no nhanh hơn, ăn ít đi. Các thực phẩm giàu chất xơ có thể kể tới như: rau quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

  • Cần lên thực đơn rõ ràng, tính toán lượng calo nạp vào hàng ngày thấp hơn lượng calo sử dụng, như vậy bạn mới có thể giảm cân và kiểm soát tốt quá trình này.

3.2. Vận động hợp lý

Vận động sẽ tăng cường hoạt động cơ thể, đốt cháy lượng calo nhiều hơn và bạn sẽ giảm cân nhanh hơn. Tuy nhiên cần áp dụng kiên trì kết hợp với chế độ ăn phù hợp để đạt hiệu quả.

Những bài tập phù hợp để giảm cân như: đi bộ nhanh, bơi lội, làm nhiều việc nhà, tranh thủ đi bộ hoặc vận động, thể dục vào thời gian rảnh.

Vận động nhiều giúp đốt cháy mỡ thừa và tiêu hao nhiều năng lượng

Vận động nhiều giúp đốt cháy mỡ thừa và tiêu hao nhiều năng lượng

3.3. Uống thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân, nó thường được chỉ định khi bạn không thể giảm cân với 2 cách trên hoặc mức độ béo phì nặng, nguy cơ nguy hiểm với sức khỏe.

3.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật giảm béo sẽ thực hiện cắt bỏ một phần hoặc thay đổi 1 phần dạ dày, giúp bạn tiêu thụ ít thức ăn và calo hơn. 

Nguyên nhân gây béo phì khá đa dạng. hơn nữa việc giảm cân yêu cầu một quá trình dài nên cần sự nỗ lực, kiên trì rất lớn từ người thực hiện. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ chọn liệu trình giảm cân, chữa bệnh béo phì khoa học, hiệu quả và an toàn nhất.

Hiểu được nguyên nhân béo phì sẽ giúp bạn có cách phòng tránh tình trạng này hiệu quả. Nếu chẳng may bạn hoặc người thân đang bị thừa cân, béo phì, tốt nhất hãy lên chế độ giảm cân ngay để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp