HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan trong cộng đồng vì cho đến nay vẫn chưa tìm ra được vaccine đặc hiệu phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra thuốc PrEP là một chiến lược tối ưu giúp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những chưa bị nhiễm HIV, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV tới 90% ở những người có nguy cơ cao.
Báo động về tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng
Theo báo cáo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết tháng 10/2019, Việt Nam có tới 211.981 người nhiễm HIV. Trong đó, chỉ 10 tháng đầu năm 2019 qua việc xét nghiệm sàng lọc HIV/AIDS, phát hiện 8.479 trường hợp nhiễm mới, 1.496 ca tử vong trên cả nước.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội riêng tại địa bàn thành phố, tất cả các quận, huyện, thị xã đều có người bị nhiễm, tổng số lên tới 22.221 trường hợp. Điều đáng nói tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường máu và từ mẹ sang con giảm nhưng qua quan hệ tình dục lại tăng mạnh (nhiều nhất qua đường quan hệ tình dục đồng giới nam - MSM).
Tỷ lệ HIV lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn tăng
Đây là những con số đáng báo động cho thấy, HIV/AIDS vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nguy hiểm nếu chúng ta không cùng nhau chung sức để đẩy lùi dịch bệnh.
Thuốc PrEP - Giải pháp tối ưu phòng ngừa lây nhiễm HIV
Đã có nhiều biện pháp được thực hiện để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng như: Quan hệ tình dục an toàn sử dụng bao cao su; chung thủy 1 vợ, 1 chồng.... và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP là một giải pháp tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan. Biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90% được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Thuốc PrEP - Giải pháp tối ưu phòng ngừa lây nhiễm HIV
Theo các chuyên gia y tế, đối tượng cần sử dụng PrEP là tất cả những người chưa nhiễm HIV; người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV gồm: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người tiêm chích ma tuý (IDU), người chuyển giới (TG), người bán dâm, bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng virus HIV trên 200 bản sao/ml, chưa đạt mức ức chế và những người tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV sau điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP).
Thuốc PrEP uống như thế nào? Sau bao lâu có tác dụng?
Hiện nay, điều trị PrEP bằng thuốc ARV và uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn. Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra và lưu ý, không được uống quá 2 liều trong một ngày (trong 24 giờ).
PrEP có thể đạt hiệu quả và có tác dụng bảo vệ: Khi đã uống đủ ít nhất 7 liều (7 ngày) đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn (thường với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới) và ít nhất 21 liều với quan hệ tình dục qua đường âm đạo và qua đường máu. Sau đó người dùng vẫn cần thuốc PrEP hàng ngày cho đến khi không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
Nếu phụ nữ muốn có thai mà bạn tình bị nhiễm HIV, có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và con không bị lây nhiễm bệnh bằng cách uống thuốc đều đặn trong vòng 21 ngày trước khi quan hệ với bạn tình và tiếp tục dùng PrEP cho 30 ngày sau lần cuối cùng quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.
Bạn có thể chủ động dừng thuốc do tác dụng phụ của thuốc... Tuy nhiên, trước khi dừng, cần báo với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp khác tránh bị lây nhiễm HIV.
Thuốc PrEP có an toàn không?
Thuốc PrEP an toàn, có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú có nguy cơ cao nhiễm HIV.
Hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Một số ít có thể có dấu hiệu như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt nhẹ và sẽ hết trong 1-2 tuần; giảm nhẹ chức năng thận và mật độ khoáng của xương nhưng hồi phục sau khi ngừng thuốc. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn nên gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn.
Những trường hợp chống chỉ định sử dụng PrEP bao gồm:
- Người xét nghiệm HIV dương tính hoặc chưa xác định được tình trạng;
- Người có triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính;
- Rối loạn chức năng thận (độ thanh thải Creatinin ước lượng <60ml/phút);
- Dị ứng với TDF và FTC;
- Phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ qua.
PrEP không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác ngoài HIV, vì vậy trong các lần quan hệ tình dục vẫn cần sử dụng bao cao su.
Phòng khám MEDEM - Miễn phí khám, tư vấn và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV
Với ý nghĩa chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi và chấm dứt căn bệnh HIV, từ tháng 8/2020, Phòng khám MEDEM - Phòng 315 (Tầng 3, số 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội) của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính thức đi vào hoạt động cùng sự hỗ trợ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội đáp ứng nhu cầu khám, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho nhóm người nguy cơ cao.
Phòng khám MEDEM - Miễn phí khám, tư vấn và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV
Đến với phòng khám khách hàng sẽ luôn nhận được sự tôn trọng, sẻ chia và sự tư vấn nhiệt tình, tận tâm từ đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành về HIV và bệnh truyền nhiễm như: TS.BS Trần Văn Giang; BSCKI Nguyễn Minh Thắng; BSCKI Vũ Thanh Tuấn; BS Ngô Văn Vinh.
Ngoài ra, khách hàng còn được:
- Cấp thuốc điều trị PrEP miễn phí;
- Miễn phí khám, tư vấn, xét nghiệm HIV Ab test nhanh (5 lần/năm);
- Miễn phí xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Viêm gan B, viêm gan C; Giang mai (trị giá đến 1,2 triệu VNĐ/năm).
MEDLATEC đảm bảo rằng, tất cả các thông tin khách hàng khám tại đây đều được bảo mật tuyệt đối, quy trình khám riêng tư, kín đáo. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi để đảm bảo khách hàng được tái kiểm tra đúng lịch trong trường hợp đột xuất không đến được phòng khám.
Thời gian làm việc:
- Sáng: 7h15 - 12h;
- Chiều: 13h30 - 17h;
- Phục vụ tất cả các ngày trong tuần
Hãy đến với MEDEM để thụ hưởng một dịch vụ tiện ích, bảo mật và nhân ái
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh nhất.