Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu phải đối mặt với không ít nỗi lo, một trong số đó là đi siêu âm thai về bị đau bụng. Vậy hiện tượng này có phải bình thường không và mẹ nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Hãy để MEDLATEC giúp bạn giải đáp các thắc mắc này nhé!
16/07/2020 | Mẹ bầu nên biết: Đi siêu âm thai có được ăn sáng không? 16/07/2020 | Xóa bỏ mọi lo lắng khi đi siêu âm thai lần đầu 16/07/2020 | Đi siêu âm thai nhiều có tốt không? Chuyên gia trả lời
1. Đi siêu âm thai về bị đau bụng có thật không?
Các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm rằng việc sử dụng các sóng siêu âm để thăm khám trong thai kỳ là an toàn. Theo đó, mẹ bầu sẽ không gặp phải tổn hại nào về mặt sức khỏe sau khi đi siêu âm thai. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là mẹ bầu không thể bị đau bụng sau khi đến bệnh viện thực hiện siêu âm.
Siêu âm hoàn toàn không gây đau bụng nhưng mẹ bầu vẫn có thể bị đau vì một số nguyên nhân khác sau khi thực hiện
Đã có khá nhiều trường hợp mẹ bầu ghi nhận rằng mình bị đau bụng khi trở về nhà sau lần siêu âm định kỳ từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân của các trường hợp đau bụng này đểu không phải do siêu âm mà vì nhiều lý do khách quan, chủ quan khác nhau. Các mẹ bầu nên tìm hiểu tất cả các nguyên nhân cũng như triệu chứng và cách xử lý trong trường hợp đau bụng “lành tính” và nguy hiểm nhé!
2. Đi siêu âm thai về bị đau bụng như thế nào là không đáng lo ngại?
Các mẹ bầu nên xác định rằng thời gian mang thai không phải là quãng thời gian dễ dàng. Các mẹ có thể thường xuyên phải đối mặt với sự khó chịu, mệt mỏi và thậm chí là đau khắp nơi trên cơ thể, trong đó có cả triệu chứng đau bụng.
Các cơn đau bụng có thể là triệu chứng bình thường trong suốt thai kỳ
Trên thực tế việc mẹ có cảm giác bị đau bụng trong thai kỳ hoặc khi vừa thực hiện siêu âm có thể là các triệu chứng hoàn toàn bình thường. Việc tử cung của mẹ phải liên tục lớn dần cho con yêu phát triển sẽ kéo theo việc dây chằng cố định, giữ tử cung bị kéo giãn, căng tức. Do đó việc Đi siêu âm thai về bị đau bụng có thể lý giải bằng hai nguyên nhân dưới đây:
-
Thứ nhất, do mẹ bầu đã di chuyển nhanh và mạnh khi đến bệnh viện siêu âm khiến dây chằng hai bên gặp tổn thương. Đôi khi cũng có thể là do ngày đi siêu âm mẹ đã đi bộ quá nhiều làm các cơ và dây chằng bị mỏi.
-
Thứ hai, có thể do bé yêu đang khó chịu vì bị “làm phiền” bởi việc mẹ đi siêu âm, mẹ đi bộ nhiều hoặc đơn giản là do con đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Đặc điểm của các cơn đau bụng “lành tính” sau siêu âm thai
Nếu trường hợp đau bụng sau khi siêu âm thai là “lành tính” thì mẹ thường có xu hướng bị đau bụng nhẹ, hơi lâm râm, khó chịu. Đôi khi mẹ cũng có thể đối mặt với các cơn đau bất ngờ, nhói lên ở bụng dưới hoặc bẹn. Cơn đau có thể xuất hiện lệch hoặc cả hai bên và không xảy ra nhất định vào bất cứ thời điểm mang thai nào. Tức là mẹ bầu có thể bị đau vào ba tháng đầu mang thai hoặc xuyên suốt thai kỳ.
Thường thì các cơn đau “lành tính” sẽ có xu hướng xuất hiện nếu mẹ bầu vừa vận động mạnh, ho và hắt xì hơi liên tục hoặc đứng dậy đột ngột sau thời gian ngồi xổm kéo dài. Các cơn đau sẽ chỉ tăng nhẹ hoặc dần giảm đi nếu mẹ giảm nhịp độ vận động hoặc nghỉ ngơi, thư giãn.
Mẹ bầu nên làm gì nếu có các cơn đau bụng “lành tính”?
Các mẹ bầu có thể ngồi ngả lưng hoặc nằm nghỉ ngơi, hạn chế tối đa các hoạt động như đi lại hay mang vác đồ nặng trong cả ngày hôm đó. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể massage bụng nhẹ nhàng và nói chuyện với con để giúp em bé thoải mái hơn. Mẹ bầu cũng nên chọn không gian thoáng đãng, có các mùi hương dễ chịu và âm thanh quen thuộc để thư giãn nhé!
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi thư giãn nếu đi siêu âm về gặp các cơn đau bụng lâm râm
Lưu ý, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này.
3. Đi siêu âm thai về bị đau bụng như thế nào là nguy hiểm?
Bên cạnh các trường hợp đau bụng “lành tính” sau siêu âm thì cũng có không ít trường hợp đau bụng báo hiệu tình trạng sức khỏe xấu. Chị em nên tìm hiểu cả trường hợp này để biết cách nhận diện và xử lý nhé!
Các dấu hiệu của một cơn đau bụng nguy hiểm trong thai kỳ
Nếu đi siêu âm thai về bị đau bụng với các dấu hiệu sau thì mẹ bầu có thể đang đối mặt với tình trạng báo động về sức khỏe:
-
Mẹ bị đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân. Cơn đau có thể không chỉ kéo dài sau vài giờ mà qua đêm, khiến mẹ bồn chồn, khó chịu. Chị em có thể tự đếm các cơn quặn đau bụng, nếu quá 4 cơn gò trên 1 giờ và thai trên 37 tuần thì mẹ đang có dấu hiệu chuyển dạ.
-
Mẹ bầu bị đau bụng dữ dội, quá sức chịu đựng, không đi lại được.
-
Mẹ bầu bị đau bụng đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, ra huyết âm đạo hoặc các chất nhầy, dịch có màu bất thường. Hoặc đau bụng có nôn ói, đau hơn khi đại, tiểu tiện, phân bị đổi màu bất thường,...
-
Ngoài đau bụng, chị em cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu tụt giảm sức khỏe trầm trọng khác như choáng váng, ớn lạnh, thay đổi thị lực, nhức đầu hoặc tệ hơn là ngất xỉu.
Nếu mẹ bầu gặp triệu chứng đau bụng kèm choáng váng sau khi siêu âm thì nên đặc biệt lưu ý
Cách xử lý khi gặp các cơn đau bụng nguy hiểm sau siêu âm
Nếu mẹ bầu đang đối mặt với các cơn đau bụng như trên thì mẹ nên liên lạc lại ngay với bác sĩ điều trị hoặc cơ sở y tế gần nhất để nhận được tư vấn và trợ giúp kịp thời. Nếu có thể, mẹ bầu nên quay lại bệnh viện để kiểm tra hoặc nghỉ ngơi trên giường hoàn toàn và đợi sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Trong một số trường hợp có dấu hiệu dọa sảy thai thì có thể mẹ sẽ phải ở lại bệnh viện để nhận sự chăm sóc đặc biệt cũng như dùng thuốc nội tiết giữ thai. Ngoài ra, nếu bác sĩ cho phép mẹ bầu xuất viện thì cần nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế tối đa sự di chuyển, vận động. Tốt nhất chị em nên có người bên cạnh chăm sóc và hỗ trợ ăn uống cũng như động viên tinh thần.
Trên đây là các tư vấn cơ bản của MEDLATEC nếu mẹ bầu gặp tình trạng đi siêu âm thai về bị đau bụng. Tuy nhiên, những thông tin này có thể không sát với tất cả trường hợp thực tế. Để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con thì mẹ bầu nên gọi trực tiếp đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để nhận được tư vấn cũng như trợ giúp cụ thể nhé. Chúc chị em luôn có một thai kỳ khỏe mạnh!