Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn và bảo tồn chức năng sinh sản cho chị em. Nắm được dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giúp chị em có thể phát hiện sớm, chủ động trong điều trị và phòng ngừa. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình nhất của căn bệnh này phụ nữ nào cũng cần biết.
04/01/2021 | Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung và lời khuyên của chuyên gia 29/12/2020 | Bật mí 5 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản, hiệu quả 29/12/2020 | Sàng lọc ung thư cổ tử cung: tất cả các vấn đề liên quan
1. Những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung dễ nhận biết nhất
Đầu tiên cần biết cổ tử cung là một cơ quan chỉ có ở phụ nữ, bộ phận này có vai trò cầu nối, liên kết giữa âm đạo và tử cung. Vì thế cổ tử cung có vai trò tiếp nhận tinh trùng từ âm đạo di chuyển đến trứng trong tử cung, cũng ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh từ âm đạo vào tử cung.
Nhiều chị em phụ nữ có nhiều kiến thức về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi tế bào niêm mạc của cơ quan này bị biến đổi (thường do virus HPV tác động kết hợp với nguyên nhân bệnh lý khác), chúng phát triển nhân lên số lượng nhanh chóng, hình thành khối u. Khối u sẽ ngày càng phát triển lớn hơn, tế bào ung thư ăn sâu vào tế bào mô bên trong cũng như lan rộng ra nhiều cơ quan khác.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi tế bào ung thư mới hình thành trên bề mặt niêm mạc cổ tử cung, phụ nữ gần như không có triệu chứng bệnh. Chỉ khi khối u phát triển lớn, ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan này cũng như các cơ quan lân cận thì triệu chứng bệnh mới xuất hiện.
Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung điển hình lúc này là:
-
Đau khi quan hệ tình dục.
-
Chảy máu âm đạo bất thường: gây ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chảy máu không liên quan đến kì kinh nguyệt với số lượng ít, chảy máu trong hoặc sau quan hệ tình dục, chảy máu khi khám phụ khoa, chảy máu kinh nguyệt khi đã mãn kinh,…
-
Đau vùng chậu không liên quan đến kì kinh.
-
Dịch âm đạo có màu và mùi bất thường.
Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung mờ nhạt, dễ nhầm lẫn
Như vậy, dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý, rối loạn thông thường như: Nhiễm trùng phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn đường tiết niệu,…
Do đó rất nhiều bệnh nhân đã có dấu hiệu bệnh từ lâu nhưng không đi thăm khám, sàng lọc ung thư mà chỉ điều trị những bệnh lý trên. Điều này tạo điều kiện cho ung thư phát triển, lan rộng, khi ung thư đã di căn thì rất khó để điều trị khỏi bệnh, giữ tính mạng cho bệnh nhân.
2. Ung thư cổ tử cung - chẩn đoán và điều trị
2.1. Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh
Trong tầm soát ung thư cổ tử cung hoặc thăm khám khi nghi ngờ có ung thư cổ tử cung, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm sau:
-
Xét nghiệm PAP-Smear: giúp phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung.
-
Soi cổ tử cung: Cho phép quan sát cổ tử cung rõ ràng với kinh có độ phóng đại lớn, từ đó bác sĩ có thể phát hiện những khu vực bất thường có khối u phát triển.
-
Bấm sinh thiết cổ tử cung: Cho phép lấy một mảnh mô nhỏ của cổ tử cung để soi, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm ra tế bào, mô ung thư ác tính.
-
Nạo ống cổ tử cung: phương pháp này giúp phát hiện hiệu quả ung thư cổ tử cung dạng tuyến.
Điều trị ung thư cổ tử cung càng sớm tỉ lệ chữa khỏi càng cao
-
Sinh thiết khoét chóp: Khác với thủ thuật bấm sinh thiết cổ tử cung đơn giản, thủ thuật sinh thiết này cần gây tê hoặc gây mê, lấy lượng mẫu mô cổ tử cung lớn hơn. Thủ thuật này có thể gây tổn thương, chảy máu âm đạo kéo dài nên cần thực hiện ở cơ sở y tế uy tín.
Ngoài ra, các xét nghiệm sau cũng hỗ trợ trong việc phát hiện ung thư cổ tử cung:
-
Xét nghiệm máu: Kiểm tra tế bào ung thư cũng như tình trạng thiếu máu, suy thận, tình trạng di căn của ung thư.
-
Thăm khám tử cung, âm đạo, bàng quang, trực tràng: Việc này giúp đánh giá tình trạng di căn của tế bào ung thư sang các cơ quan lân cận như : âm đạo, bàng quang, trực tràng,...
-
Chụp CT Scan, PET Scan, MRI hoặc X-quang cho phép bác sĩ xác định vị trí, kích thước khối u dựa trên hình ảnh. Kết quả hình ảnh này cũng giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh cũng như mức độ lan rộng của khối u.
2.2. Điều trị
Việc điều trị ung thư cổ tử cung thường kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tiêu diệt khối u, tế bào ung thư tốt nhất.
Nếu ở giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ hoặc ở những phụ nữ vẫn muốn sinh con thì các biện pháp được áp dụng là đốt điện cổ tử cung, cắt LEEP cổ tử cung, khoét chóp.
Phẫu thuật loại bỏ thường chỉ định trong ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Phẫu thuật
Đây là phương pháp chữa bệnh ung thư cổ tử cung thường được chỉ định nhất, đặc biệt là ung thư cổ tử cung giai đoạn I, khi các tế bào ung chưa đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung nhưng chưa khu trú sang các bộ phận, cơ quan khác. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung sẽ được thực hiện để loại bỏ khối u ung thư.
Xạ trị
Biện pháp này được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn II - III, khi khối ung thư đã lan đến âm đạo và các mô xung quanh của cổ tử cung, có thể lan ra khắp vùng chậu. Các tia phóng xạ năng lượng cao được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư di căn cũng như thu nhỏ kích thước khối u. Kỹ thuật điều trị này thường được kết hợp với phẫu thuật và hóa trị để tăng hiệu quả.
Hóa trị
Hóa trị sẽ tiêu diệt số lượng lớn tế bào ung thư và tế bào lành trong khu vực mắc bệnh này, phù hợp với bệnh nhân ung thư cổ tử cung di căn. Vì thế phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị.
Liệu pháp trúng đích
Đây là liệu pháp điều trị ung thư mới đang được nghiên cứu phát triển để điều trị ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Phương pháp này sử dụng thuốc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư, tuy nhiên việc ứng dụng điều trị còn nhiều hạn chế.
Mỗi phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có ưu nhược điểm riêng
Nếu bệnh ở giai đoạn IV, khi khối u đã lan rộng ra các cơ quan xung quanh hoặc di căn đến các bộ phận xa hơn như phổi, gan, xương,... thì việc điều trị rất khó khăn và tốn kém, chủ yếu là giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Rất khó để phát hiện qua dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung. Không ít trường hợp bệnh nhân không hề có triệu chứng nào trong suốt quá trình bệnh tiến triển. Vì thế tiêm phòng vắc xin HPV phòng ngừa và sàng lọc thường xuyên ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để chị em phụ nữ bảo vệ sức khỏe bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.