Đau cổ họng là triệu chứng của bệnh gì và có nguy hiểm không? | Medlatec

Đau cổ họng là triệu chứng của bệnh gì và có nguy hiểm không?

Đau cổ họng khi nuốt nước bọt là hiện tượng thường gặp khi có tổn thương ở phế quản, cổ họng hoặc các cơ quan vùng lân cận. Nhiều người lo lắng không biết đây là triệu chứng của bệnh gì và có nguy hiểm hay không. Vậy hãy cùng bài viết dưới đây đi giải đáp băn khoăn này nhé.


27/02/2015 | 10 cách giảm đau họng cấp tốc
08/03/2013 | Chứng đau họng - Không thể coi thường

1. Nuốt nước bọt đau cổ họng có dấu hiệu cụ thể ra sao?

Nuốt nước bọt đau cổ họng là tình trạng tương đối phổ biến, hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác này. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, tình trạng này xuất hiện càng nhiều hơn. 

Đau ở họng khi nuốt nước bọt là tình trạng tương đối phổ biến

Đau ở họng khi nuốt nước bọt là tình trạng tương đối phổ biến

Bệnh có thể dễ dàng nhận biết dựa vào những dấu hiệu cụ thể như sau:

- Nuốt khó khăn, có cảm giác đau rát cổ họng và cảm giác như đầu dưới của thực quản bị tắc nghẽn. 

- Khi nói chuyện, nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn đều thấy đau ở họng. 

- Ngay sau khi nuốt vào có thể bị trào ngược thức ăn hoặc ợ nóng lên hầu họng, miệng, mũi. 

- Mỗi khi có thức ăn bị tắc nghẽn ở hầu họng thì có cảm giác khó thở.

2. Nuốt nước bọt đau cổ họng là triệu chứng của bệnh gì?

Nuốt nước bọt đau có thể là biểu hiện của các bệnh:

- Tổn thương dây thần kinh, cột sống hoặc do đột quỵ.

- Rối loạn cơ hầu hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

- Dị tật bẩm sinh như môi nứt, lưỡi to hoặc hở màn hầu.

- Do các bệnh nội khoa như nhược cơ, tiểu đường,...

- Do các bệnh ở thực quản xuất hiện biến chứng làm hẹp thực quản, khiến cổ họng dễ bị tắc nghẽn.

- Các bệnh lý như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, ung thư vòm họng,...

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nuốt nước bọt đau ở họng có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh lý dưới đây:

2.1. Viêm họng

Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Có thể kèm theo các triệu chứng như: 

- Sốt.

- Đau vòm miệng, vòm miệng xuất hiện các đốm đỏ.

- Một hoặc cả hai bên cổ xuất hiện hạch bạch huyết sưng, đau.

- Trên amidan có mảng trắng.

Tuy nhiên, đau họng do viêm họng gây ra có thể dễ dàng khắc phục và không gây nguy hiểm. 

Đau cổ họng khi nuốt có thể là dấu hiệu của viêm họng

Đau cổ họng khi nuốt có thể là dấu hiệu của viêm họng

2.2. Viêm amidan

Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đôi khi, viêm amidan cũng là do biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. 

Bên cạnh đau ở họng, các dấu hiệu khác của viêm amidan bao gồm:

- Sốt.

- Miệng có mùi hôi khó chịu.

- Sưng amidan.

- Trên amidan có xuất hiện các đốm vàng hoặc trắng.

- Cổ hoặc quai hàm bị mềm.

2.3. Viêm nắp thanh quản

Với những người bị viêm nắp thanh quản, cổ họng bị viêm nhiễm thì nuốt nước bọt đau ở họng cũng là hiện tượng thường gặp. Bạn có thể dựa vào những triệu chứng điển hình dưới đây để xem có phải mình đã mắc bệnh hay không:

- Sốt cao.

- Nuốt khó khăn, khi nuốt có cảm giác đau.

- Khàn giọng.

- Chảy nước dãi.

- Thở khò khè hoặc khó thở.

- Đặc biệt khi ngồi nghiêng về phía trước hoặc ngồi thẳng thì cảm giác đau cổ họng rõ rệt hơn. 

2.4. Chấn thương vùng họng

Cổ họng bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cảm giác đau cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn. Điều này có thể là do bạn ăn các loại thực phẩm quá cay, quá nóng hoặc những món ăn góc cạnh, cứng và vô tình làm tổn thương đến vùng họng. 

 Tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương của họng mà người bệnh có thể bị sưng đau một bên họng trái hoặc phải. 

2.5. Viêm thực quản 

Thực quản thực chất chính là con đường dẫn chất lỏng và thức ăn từ miệng đến dạ dày (hay còn gọi ống dẫn thức ăn). Khi thực quản bị viêm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn. Tình trạng này thường là do hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây bệnh. 

Viêm thực quản còn có những triệu chứng khác như:

- Buồn nôn, nôn mửa.

- Ợ chua hoặc ợ nóng.

- Ho, khàn giọng.

- Đau ngực, đau bụng.

Viêm thực quản cũng có thể là nguyên nhân khiến đau họng

Viêm thực quản cũng có thể là nguyên nhân khiến đau họng

2.6. Nhiễm trùng nấm men vùng họng

Nhiều trường hợp người bệnh nuốt nước bọt đau ở họng là do bị nhiễm nấm men, trong đó điển hình là nấm candida. Lúc này, người bệnh thường thấy khóe miệng bị đỏ và xuất hiện những mảng trắng ở lưỡi, đồng thời mỗi khi nuốt thức ăn hay nuốt nước bọt đều có cảm giác đau rát cổ họng.

2.7. Ung thư vòm họng

Trong các nguyên nhân gây ra cảm giác nuốt nước bọt đau cổ họng thì đây được coi là nguyên nhân nguy hiểm nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư vòm họng rất dễ dẫn đến tử vong. 

Ung thư vòm họng là khi có sự đột biến gen ở các tế bào trong cổ họng khiến các tế bào này phát triển một cách không kiểm soát và tích lũy tạo thành khối u trong cổ họng. Người bệnh cần chú ý nếu nuốt nước bọt đau họng kèm theo các triệu chứng như sụt cân không rõ nguyên nhân, ho ra máu hay nổi hạch ở cổ,... thì cần gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. 

3. Những cách trị nuốt nước bọt đau cổ họng hiệu quả ngay tại nhà

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo và thử áp dụng những cách dưới đây:

- Súc miệng với nước muối đều đặn và nhiều lần mỗi ngày để giúp làm giảm viêm, đau cổ họng. 

- Uống nước ấm: có thể là nước ấm thông thường, trà thảo dược hoặc nước canh ấm,... Tuy nhiên, cần kiểm tra độ nóng vừa đủ để tránh làm bỏng và tổn thương cổ họng.

- Tắm nước ấm: hơi nước bốc lên sẽ giúp làm dịu nhẹ cổ họng, giúp dễ thở và cải thiện rõ rệt tình trạng đau cổ họng khi nuốt nước bọt. 

Súc miệng với nước muối đều đặn mỗi ngày giúp làm giảm sưng, đau ở họng

Súc miệng với nước muối đều đặn mỗi ngày giúp làm giảm sưng, đau ở họng

4. Nuốt nước bọt đau cổ họng có cần đi khám bác sĩ hay không?

Thông thường, tình trạng nuốt nước bọt đau cổ họng sẽ đỡ dần và khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh sẽ phải cần đến những liệu pháp điều trị y tế. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời:

- Tình trạng nuốt nước bọt đau cổ họng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn một tuần. 

- Phía sau cổ họng xuất hiện các mảng trắng.

- Đau cổ họng khi nuốt nước bọt mà không xác định được nguyên nhân. 

- Khó thở.

- Mở miệng gặp khó khăn hoặc không thể mở miệng. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc trực tiếp đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trong trường hợp cần đến sự can thiệp y tế.  

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp