Sau sinh, nhiều mẹ gặp phải tình trạng đau bụng. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: táo bón, nhiễm trùng hay đau bụng do vết mổ,… Vậy có những cách chữa trị và khắc phục tình trạng đau bụng sau sinh nào hiệu quả?
24/11/2022 | Mẹ sau sinh bao lâu thì được đánh răng và lời khuyên của bác sĩ 16/11/2022 | Đau dạ con sau sinh và 5 cách khắc phục hiệu quả 01/11/2022 | 4 cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ an toàn - hiệu quả
1. Đau bụng sau sinh do những nguyên nhân nào gây ra?
Theo các chuyên gia, đau bụng sau sinh do một số nguyên nhân sau:
Đau bụng sau sinh do bế sản dịch
Đây là tình trạng sau khi sinh mổ hoặc sinh thường, sản dịch không thể thoát ra ngoài được mà ứ đọng lại trong tử cung, từ đó gây ra cơn đau bụng. Nếu không can thiệp kịp thời thì tình trạng ứ đọng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn sản dịch, rối loạn đông máu,… rất nguy hiểm.
Đau bụng do quá trình tử cung phục hồi
Quá trình sinh con khiến tử cung của người mẹ có sự giãn nở đáng kể, vì thế sau khi sinh tử cung sẽ cần thu nhỏ để trở về kích thước ban đầu và tránh được biến chứng chảy máu sau sinh do tử cung không co hồi được. Quá trình này có thể khiến bạn gặp phải tình trạng đau bụng.
Những cơn đau này thường giống như những cơn co thắt chuyển dạ nhưng nhẹ nhàng hơn. Cũng có nhiều bạn sẽ gặp các cơn đau như đau bụng kinh và cảm nhận rõ khi bạn cho con bú.
Đa số mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đau bụng sau sinh
Đau bụng do vết rạch lúc sinh mổ
Đối với một số mẹ sinh con bằng hình thức sinh mổ bên cạnh những cơn đau do quá trình co bóp để tử cung trở về kích thước ban đầu. Kèm theo đó, bạn cũng phải chịu thêm cả cơn đau từ vết mổ gây ra. Những cơn đau này sẽ kéo dài vài ngày đến vài tuần khiến bạn cảm thấy đau nhức ê ẩm.
Đau bụng do tình trạng táo bón
Trong thời kỳ hậu sản, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy khó chịu do cơ thể gặp phải tình trạng táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng táo bón sau sinh này. Nếu muốn điều trị và kiểm soát tốt được, bạn cần tìm ra nguyên nhân của nó. Những nguyên khiến chủ yếu khiến mẹ bị táo bón sau sinh như:
-
Cơ thể bị thay đổi nội tiết tố sau khi sinh em bé hoặc mẹ bị trầm cảm sau sinh;
-
Chế độ ăn ít chất xơ và ít vận động là một nguyên nhân rất phổ biến;
-
Do mẹ bị rạch tầng sinh môn hoặc bị rách âm đạo gây đau và bị táo bón;
-
Do mắc phải bệnh trĩ sau sinh.
Khi đã biết rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, bạn nên có những cách khách phục và kiểm soát để tránh dẫn tới những cơn đau bụng sau sinh.
Sau sinh mẹ hay bị táo bón khiến bụng bị đau
Đau bụng sau sinh do bị nhiễm trùng
Những cơn đau bụng sau sinh có thể xuất hiện do bạn gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng này không quá phổ biến, bạn vẫn cần biết đến những nguyên nhân gây nhiễm trùng như:
-
Nhiễm trùng vết mổ, vết khâu tầng sinh môn.
-
Do bạn bị lạc nội mạc tử cung gây ra nhiễm trùng;
-
Do bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bị viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra;
-
Do mắc phải tình trạng viêm ruột thừa và bị nhiễm trùng.
Nhiều mẹ bỉm bị nhiễm trùng sau khi sinh bé
Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần được thăm khám và điều trị sử dụng thuốc để tránh các cơn đau nguy hiểm về sau.
2. Chữa đau bụng sau sinh bằng cách nào?
Khi bạn bị đau bụng sau sinh, cần xác định nguyên nhân gây ra các cơn đau. Thông thường, tử cung của mẹ sau sinh sẽ cần có một khoảng thời gian để co bóp, thu nhỏ để dần trở về kích thước ban đầu. Đây là một quá trình tự nhiên và không có phương pháp nào có thể ngăn chặn được quá trình này. Vì thế, khi có những cơn đau bụng sau sinh, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để giảm áp lực và giảm đau để có tinh thần thoải mái hơn:
-
Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau của bạn khiến bạn quá khó chịu và không thể làm được gì, hãy liên hệ với bác sĩ để hỏi về một số thuốc giảm đau mà bạn có thể dùng;
-
Nên vận động: Khi đau bụng, bạn sẽ thường không muốn đi lại. Tuy nhiên, đau bụng sau sinh có thể giảm đi nếu bạn vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ. Biện pháp này còn giúp cho bạn cải thiện được tình trạng táo bón sau sinh khi mắc phải.
-
Chườm ấm: Đối với những cơn đau do vết mổ, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm ấm để giảm tình trạng rát hoặc ngứa ở vị trí mổ, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
-
Thiền: Những bài tập về hơi thở, hít sâu sẽ giúp cơ thể bạn được điều hoà, vượt qua cơn đau và tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.
-
Bổ xung chất xơ: Nếu bạn gặp phải những cơn đau do táo bón, bạn nên bổ sung trong bữa ăn thêm nhiều các loại rau và trái cây để tăng chất xơ và đặc biệt nên uống đủ nước mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu đau bụng không đỡ, có xu hướng tăng dần hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như: sốt, ra dịch âm đạo nhiều, hôi, có lẫn máu,... thì cần đi khám ngay.
Chất xơ rất tốt cho mẹ bầu sau sinh
3. Tình trạng đau bụng sau sinh có thể kéo dài bao lâu?
Khi bạn gặp phải tình trạng này, thường sẽ thắc mắc xem chúng sẽ kéo dài trong vòng bao lâu. Những cơn đau bụng sau sinh sẽ thường xuất hiện ngay từ khi bạn vừa sinh em bé xong và thời gian kéo dài sẽ tùy vào nguyên nhân gây ra cơn đau.
Nếu như bạn sinh thường, các cơn đau sẽ đến ngay sau khi bạn sinh em bé xong, đau nhiều hơn ở ngày thứ 2 và 3, giảm dần trong khoảng thời gian từ 8-10 ngày và hết hoàn toàn trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh. Những cơn đau thường sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn cho con bú. Nếu cơn đau bụng sau sinh của bạn kéo dài quá lâu, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị.
Nếu bạn sinh mổ, những cơn đau vết mổ có thể kéo dài hơn một chút. Bên cạnh đó, những cơn đau co thắt tử cung cũng sẽ giảm dần từ 8-10 ngày sau sinh. Bạn nên chăm sóc vết mổ của mình thật cẩn thận để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và đảm bảo nhanh lành.
Có thể thấy, đau bụng sau sinh là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải. Ngoài việc chăm sóc cho em bé, bạn cũng cần để ý đến sức khỏe và những thay đổi của bản thân sau sinh. Khi thấy cơ thể có biểu hiện bất ổn, bạn cần thăm khám ngay để được chẩn đoán, điều trị. Một địa chỉ uy tín cho bạn lựa chọn khi cần khám và chữa trị các vấn đề về sức khỏe sau sinh hiện nay là chuyên khoa Sản - Phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám 24/7: 1900 56 56 56.