Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi cũng là lúc các bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân dễ bùng phát. Đối với chị em trong tháng đầu mang thai, cơ thể của họ rất nhạy cảm nên càng dễ bị cúm. Vậy cúm trong tháng đầu mang thai có ảnh hưởng gì đến em bé không? Chị em đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
11/03/2020 | Nhận biết triệu chứng sốt Cúm A để điều trị cho đúng cách 11/03/2020 | Tư vấn: Người mắc Cúm B triệu chứng như thế nào? 06/03/2020 | Cúm A sốt 40 độ và những thông tin y khoa không thể bỏ qua 04/03/2020 | Để cúm A không lây lan, nên kiểm tra ngay nếu xuất hiện những biểu hiện này
1. Bà bầu đã có hiểu biết đầy đủ về cúm chưa?
Trước tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp như hiện nay, bất cứ ai cũng nên có những hiểu biết đầy đủ về cúm. Để nếu chẳng may bị cúm trong tháng đầu mang thai thì còn biết cách xử lý, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với những triệu chứng điển hình như: mệt mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt. Đây là loại cảm cúm thông thường do virus gây ra. Bệnh xảy ra rất phổ biến và theo mùa, với tốc độ lây lan nhanh. Đặc biệt bệnh cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị.
Ngoài loại virus gây cảm cúm thông thường thì còn có rất nhiều loại virus cúm nguy hiểm khác như: H5N1, H1N1, H7N9, Rubella,… Khi nhiễm phải những loại virus này, triệu chứng cũng tương tự như bị cúm thông thường. Vì vậy mà nhiều người chủ quan, không đi khám bác sĩ, tự điều trị tại nhà nên đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Nhóm bệnh này thường lây truyền giữa các loài gia cầm nhưng có một số biến thể lây sang người. Khả năng lây nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp là rất cao, thông qua giọt nước bọt hay dịch mũi của người bị bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi từ bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng,...
Vậy tại sao lại nói loại virus này nguy hiểm hơn bệnh cảm cúm thông thường? Bởi chúng có thể gây suy giảm hô hấp, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe, khả năng miễn dịch và tiền sử tiếp xúc virus của người nhiễm bệnh.
Bà bầu bị cúm rubella triệu chứng giống như cúm thông thường nên rất khó nhận biết
2. Cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ở phụ nữ mang thai, cơ thể lúc này rất nhạy cảm, đặc biệt hệ thống miễn dịch bị suy giảm hơn so với người bình thường. Khi mẹ bầu bị cúm trong tháng đầu mang thai thì thời gian bị cúm có thể kéo dài lâu hơn và có thể gây viêm phổi nặng. Cúm khiến thai phụ mệt mỏi, nóng rát cổ họng,… gây rối loạn trao đổi chất sinh ra độc tố.
Với những ảnh hướng đến cơ thể người mẹ kể trên thì có thể khẳng định rằng cúm có ảnh hưởng đến thai nhi. Chị em mang thai bị cúm thì virus sẽ đi từ người mẹ qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Chúng làm rối loạn sự sắp xếp của cấu trúc cơ thể, rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi trong những tháng đầu.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng, não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương bởi bệnh cúm của người mẹ. Khi thân nhiệt của người mẹ trên 39oC kéo dài, sẽ gây tác động xấu ảnh hưởng đến não bộ. Đồng thời, thuốc điều trị cảm cúm cũng có những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như: dị dạng đầu nhỏ, tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết và không não,…
Sốt cao và độc tố còn có thể kích thích tử cung co bóp làm thai nhi chết lưu hoặc sinh non. Vì vậy những trẻ bị sinh non do người mẹ bị mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.
Trẻ bị sứt môi do người mẹ bị cúm trong tháng đầu mang thai
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ bị cúm trong tháng đầu mang thai, với virus gây bệnh là Rubella thì khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất cao (khoảng 70 - 80%). Vì thế, nếu mẹ bầu bị Rubella thì cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng xấu tác động đến đứa bé.
Còn với loại cảm cúm thông thường, tuy cũng là mối lo ngại đối với thai nhi và người mẹ nhưng khả năng gây dị tật bẩm sinh thì chưa có nghiên cứu rõ.
3. Cần làm gì khi bị cúm trong tháng đầu mang thai
Khi cơ thể có dấu hiệu của cúm, đặc biệt là cúm trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác mình nhiễm virus cúm gì, có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh tác động xấu đến cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin C. Đặc biệt nên bổ sung tỏi trong các món ăn bởi trong tỏi có chứa kháng sinh thảo mộc chống virus cúm.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh cảm thông thường. Vì các chủng virus cúm biến đổi rất nhanh trong cơ thể. Khi cơ thể tạo ra được miễn dịch chống lại chủng này thì chúng lại biến đổi thành một chủng khác, nên việc điều trị cúm nặng vẫn còn là thách thức. Vì thế, giải pháp để phòng tránh cúm trong tháng đầu mang thai là chị em nên tiêm phòng vaccine cúm trước khi có dự định sinh em bé, nhằm bảo vệ sức khỏe của cả hai.
Trước khi mang thai bà bầu nên tiêm phòng vaccine cúm
Chị em đang trong thai kỳ cũng nên hạn chế ra ngoài trong điều kiện thời tiết xấu, không đến những nơi đông người vì có thể bị lây nhiễm bệnh từ người khác. Việc thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân, đồng thời tập thể dục, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật cũng là điều cần thiết.
Để được tư vấn thêm về sức khỏe, dinh dưỡng thai kỳ cũng như cách phòng chống một số bệnh thường gặp, chị em có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được đội ngũ chuyên gia đến từ MEDLATEC tư vấn. Ngoài ra, cơ sở của chúng tôi cũng cung cấp các gói thăm khám dành cho phụ nữ mang thai với những dịch vụ chất lượng, chi phí hợp lý, đảm bảo mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.