Viêm gan C là một bệnh lý về gan có thể gây nên biến chứng như xơ gan hoặc ung thư gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Xét nghiệm viêm gan C là phương pháp đơn giản và chính xác nhất để phát hiện căn bệnh này. Vậy những đối tượng nào cần đi xét nghiệm viêm gan C?
11/12/2019 | Xét nghiệm HBsAg có ý nghĩa như thế nào đối với bệnh viêm gan B 20/11/2019 | Bệnh viêm gan B có chữa được không? Giải đáp điều chưa biết 19/11/2019 | Bạn nên biết về bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
1. Xét nghiệm viêm gan C là gì?
Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể người có tác dụng lọc và thải các độc tố, do đó gan trở thành bộ phận dễ bị tổn thương. Viêm gan C là khi gan bị nhiễm virus viêm gan virus C, loại virus này sau khi xâm nhập vào gan thì hủy hoại tế bào gan. Nếu không điều trị kịp thời thì có đến 80% trường hợp trở thành mãn tính.
Xét nghiệm viêm gan C giúp ta nhận biết được các bệnh lý ở giai vào đoạn sớm khi chưa có triệu chứng gì rõ ràng. Nhờ đó mà có biện pháp điều trị hợp lý, tránh tính trạng biến chứng gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Virus viêm gan C là nguyên nhân gây bệnh
2. Các loại xét nghiệm viêm gan C
Xét nghiệm men gan
2 loại xét nghiệm chức năng gan thường được làm cho bệnh nhân hiện nay là ALT và AST. Gan ở trạng thái bình thường thì hai trị số này có giá trị nhỏ hơn 40UI. Khi có bệnh lý về gan thì chỉ số này có thể tăng gấp 2 đến 3 lần.
Ý nghĩa của việc xét nghiệm này là đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Xét nghiệm anti HCV
Là một xét nghiệm tiêu biểu trong việc sàng lọc các bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan. HCV là virus gây nên tình trạng viêm gan C thì anti-HCV là kháng thể được tạo ra để chống lại HCV xâm nhập. Đối với từng kết quả xét nghiệm ta có kết quả chẩn đoán như sau
-
Nếu trường hợp âm tính: có thể đang trong giai đoạn cửa sổ (phơi nhiễm mới). Giai đoạn phơi nhiễm tức là virus mới xâm nhập hoặc bạn chưa bao giờ bị nhiễm virus viêm gan C.
-
Nếu kết quả là dương tính: Xảy ra 2 trường hợp sau, thứ nhất bạn đang bị nhiễm viêm gan C, thứ hai bạn đã từng nhiễm những cơ thể tự tiêu diệt mầm bệnh hoặc đã được điều trị khỏi bệnh.
Xét nghiệm anti - HCV
Ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm anti-HCV là có tác dụng giúp cho ta biết được mình có nhiễm virus viêm gan C hay không thôi. Nếu muốn kết luận về tình trạng lây lan và phương pháp điều trị thì cần làm thêm các xét nghiệm khác nữa để đảm bảo độ chính xác.
Xét nghiệm định tính HCV-RNA
Khi có kết quả xét nghiệm HCV Ab dương tính bạn cần thiết phải được xét nghiệm HCV-RNA để chẩn đoán tình trạng bệnh. Đây là xét nghiệm quan trọng giúp ta phát hiện được dấu vết của virus viêm gan C xuất hiện trong máu.
-
Trường hợp âm tính HCV-RNA(-) : Không thấy sự xuất hiện của virus trong máu, có thể virus đang trong giai đoạn bị ức chế. Điều này cũng có thể bạn đã may mắn trong số <20% người mắc viêm gan C và đã tự khỏi.
-
Trường hợp dương tính HCV-RNA(+) : Bạn đang nhiễm virus viêm gan C và cần điều trị kịp thời để tình trạng bệnh không trở nên xấu đi.
Qua hai phương pháp trên nếu đọc kết quả cho anti-HCV(+) và HCV-RNA(+) thì bạn đã nhiễm virus viêm gan C.
Xét nghiệm định lượng HCV-RNA
Các phương pháp trên có tác dụng phát hiện virus gây bệnh thì phương pháp xét nghiệm định lượng HCV-RNA giúp ta trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh.
Xét nghiệm định lượng HCV-RNA giúp ta biết được lượng virus viêm gan C có trong máu là bao nhiêu. Dựa vào số lượng nhiều hay ít và sự biến thiên đó mà theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị
Xét nghiệm HCV-RNA
Xét nghiệm xác định nhóm virus viêm gan C
Là phương pháp xét nghiệm để phục vụ cho quá trình điều trị bệnh. Hiện nay có 6 nhóm virus viêm gan C được phát hiện trên thế giới, ở Việt Nam thường gặp 4 nhóm tiêu biểu như sau:
-
Virus viêm gan C nhóm 1 và 6 chiềm tỷ lệ cao hơn với 90%.
-
Còn lại là nhóm 2 và nhóm 3, đây là nhóm điều trị dễ dàng hơn và nguy cơ tái phát là thấp hơn so với nhóm 1 và nhóm 6.
3. Những đối tượng nào cần đi xét nghiệm viêm gan C
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao có thể mắc viêm gan C như sau:
-
Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm viêm gan C.
-
Lây truyền từ mẹ sang con.
-
Bệnh nhân thực hiện quá trình lọc máu không đảm bảo an toàn.
-
Đối tượng tiêm chích ma túy, nhiễm HIV.
Viêm gan C có thể lây truyền từ mẹ sang con
Ngoài ra có đến 20 - 30% các triệu chứng sau phản ánh tính trạng bệnh lý về gan của bạn như sau:
-
Tình trạng mệt mỏi và đau nhức toàn thân.
-
Vàng da hoặc vàng mắt.
-
Đau bụng, buồn nôn.
-
Đại tiện và tiểu tiện có vấn đề như nước tiểu sẫm màu hoặc phân bạc màu.
-
Xuất hiện hôn mê hoặc tri giác thay đổi.
Bạn rất khó có thể nhận biết được bạn có nhiễm virus viêm gan C hay không ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng kể trên xuất hiện vào tuần thứ 6 hoặc thứ 7 sau khi tiếp xúc với bệnh. Do đó, những đối tượng kể trên cần thiết phải đi xét nghiệm viêm gan C để xác định tình trạng sức khỏe của bản thân.
4. Làm gì để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C
Để hạn chế tình trạng lây nhiễm viêm gan C, cần thực hiện tốt các việc sau:
-
Không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân như bàn chải, dao cạo râu,...
-
Tránh tiếp xúc máu trực tiếp như máu từ vết thương hở, băng vệ sinh của phụ nữ đã qua sử dụng, bông băng băng bó vết thương qua sử dụng,...
-
Quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ tình dục với nhiều đối tượng mà không sử dụng bao cao su.
Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm viêm gan C
Viêm gan C sẽ không có những triệu chứng rõ ràng ở thời kỳ đầu của bệnh, nếu chủ quan thì bệnh sẽ nặng hơn và biến chứng nguy hiểm thành xơ gan hoặc ung thư gan. Do đó xét nghiệm viêm gan C, đặc biệt với các đối tượng kể trên là đặc biệt cần thiết.
Nếu có gì thắc mắc về vấn đề xét nghiệm viêm gan C thì hãy liên hệ ngay với Bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được giải đáp. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác.