Có những cách nào giúp giảm được hiện tượng đau bụng kinh | Medlatec

Có những cách nào giúp giảm được hiện tượng đau bụng kinh

Đau bụng kinh có lẽ luôn là lỗi ám ảnh của chị em phụ nữ mỗi khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng kéo dài gây nên ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của chị em. Thậm chí, đây còn có thể là “ác mộng” hàng tháng của chị em phụ nữ. Vậy, làm cách nào để giảm được hiện tượng đau bụng kinh?


01/09/2020 | Bí quyết xoa dịu những cơn đau bụng kinh cho các chị em phụ nữ
17/07/2020 | Đau bụng kinh: Phân loại và phương pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả

1. Tìm hiểu đau bụng kinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường của chị em phụ nữ kéo dài từ 28 - 32 ngày, trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khi chuẩn bị tới ngày hành kinh hầu hết chị em phụ nữ thường có biểu hiện căng tức ngực kèm đau bụng, trong đó đau bụng là biểu hiện phổ biến nhất và xảy ra ở hầu hết các chị em phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoạt động dựa trên sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ. 

Hình ảnh phụ nữ đau bụng kinh với các cơn đau co thắt

Hình ảnh phụ nữ đau bụng kinh với các cơn đau co thắt

Khi các hormone sinh dục nữ thay đổi, có thể dẫn đến ảnh hưởng tới một số cơ quan khác trong cơ thể như buồng trứng, tử cung, âm đạo, ngực cùng hệ thống thần kinh nội tạng,... Do đó, khi đến kỳ hành kinh, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện những cơn đau bụng dưới (hay còn gọi là thống kinh), các cơn đau này có thể kéo dài liên tục, hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.

2. Phân loại đau bụng kinh

Cũng tương tự như một số bệnh lý khác trong cơ thể con người, đau bụng kinh được chia làm 2 loại, đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

- Đau bụng kinh nguyên phát hay còn được gọi là thống kinh nguyên phát, thống kinh vô căn là những cơn đau bụng khi Chu kỳ kinh nguyệt đến không hề có nguyên nhân bệnh lý ở vùng chậu.

- đau bụng kinh thứ phát hay còn gọi là thống kinh thứ phát thường xảy ra hay biểu hiện kèm với các bệnh lý ở vùng chậu. Tương tự như đau bụng kinh nguyên phát thì đau bụng kinh thứ phát cũng có biểu hiện giống như vậy, nhưng thêm một điểm khác biệt đó là cơn đau bụng thường đến trước chu kỳ kinh nguyệt 1 - 2 tuần và kéo dài cho tới khi hết kinh. Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài cơn đau vào các thời điểm đột ngột ở trong tháng.

Một số cách giảm đau bụng kinh tự nhiên sẽ được gợi ý ngay trong mục 3

Một số cách giảm đau bụng kinh tự nhiên sẽ được gợi ý ngay trong mục 3

3. Gợi ý các biện pháp làm giảm đau bụng kinh

Để cơn đau bụng kinh không còn hoành hành, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống của chị em phụ nữ thì trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây và xác định rõ tình trạng bệnh sẽ có được biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, quá trình điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người mà mức độ đau bụng kinh sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh được gợi ý.

3.1. Đối với đau bụng kinh nguyên phát

Theo các bác sĩ, đau bụng kinh nguyên phát thông thường sẽ không đáng lo ngại như đau bụng kinh thứ phát. Biểu hiện của đau bụng khi tới chu kỳ kinh nguyệt đó là xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới, đôi khi có cảm giác đau lưng, đau ngực,...

Hầu hết các cơn đau bụng có thể bắt đầu trước chu kỳ kinh nguyệt vài ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài khoảng 1 - 2 ngày, những cơn đau thông thường chị em phụ nữ đều có thể chịu đựng được. Nhưng nếu nó kéo dài trong cả 1 tuần sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt, làm việc và nhiều yếu tố khác.

Những gợi ý giúp giảm đau bụng kinh tự nhiên: 

Chườm nóng phần bụng hoặc tắm nước nóng

Khi phần bụng dưới được chườm ấm, sẽ hỗ trợ các cơn co ở tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, máu (khí huyết) lưu thông thuận lợi hỗ trợ giảm thiểu tối đa cơn đau bụng kinh đang diễn ra. Bạn nên sử dụng túi chườm để chườm nóng, trong trường hợp không có túi chườm bạn có thể thay thế bằng chai nước nóng. 

Bên cạnh chườm thì tắm nước nóng cũng là một trong các biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả bởi khi tắm nước nóng, cơ thể được điều hòa nhịp nhàng, các cơn co thắt tại tử cung sẽ giảm đi.

Massage cơ thể

Ngoài tắm nước nóng hay chườm ấm, chị em cũng nên kết hợp với massage cơ thể, thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới lần lượt theo hướng  vòng tròn, cần kiên trì thao tác cho tới khi các cơn đau giảm đi rõ rệt. Khi massage, phần cơ bụng sẽ được giãn ra, dần dần điều hòa và giảm tối đa các cơn co thắt đột ngột ở tử cung - các cơn co này chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh.

Gừng tươi có tác dụng làm ấm cơ thể

Gừng tươi có tác dụng làm ấm cơ thể

Dùng gừng tươi

Gừng tươi là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, gừng tươi nên giã nhỏ sau đó đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới trong khoảng thời gian 5 - 7 phút, để đạt hiệu quả giảm cơn đau bụng tối đa, bạn nên kết hợp với xoa bóp. Tính nóng trong gừng sẽ hỗ trợ xoa dịu đi các cơn đau bụng kinh.

Tập thể dục thường xuyên

Từ xa xưa cha ông ta đã nói “thể dục thể thao nâng cao sức khỏe” tức là việc luyện tập thể dục rất được coi trọng. Cần rèn luyện hàng ngày để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên hỗ trợ các cơ trong cơ thể dẻo dai hơn, đồng thời giải phóng các hormone tạo cảm xúc tích cực, hỗ trợ giảm cơn đau bụng kinh, khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần hưng phấn tâm trạng được cải thiện, sẽ xua tan các cơn đau bụng kinh lúc nào đó bạn không hay.

Trong những ngày hành kinh, bạn không nên vận động quá mạnh mà nên vận động luyện tập ở mức độ nhẹ nhàng như tập yoga, đạp xe, đi bộ,... sẽ hỗ trợ bạn vừa cải thiện được những cơn đau bụng kinh vừa có được cơ thể khỏe mạnh.

Luyện tập yoga nhẹ nhàng mỗi khi ngày “đèn đỏ” đến

Luyện tập yoga nhẹ nhàng mỗi khi ngày “đèn đỏ” đến

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới các cơn đau bụng kinh, trong chu kỳ kinh nguyệt bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ít ăn đồ chiên rán, đồ mặn, đồ uống có cồn hay cafein trong những ngày hành kinh. Bạn nên uống nước ấm, nước ép trái cây thay cho các loại đồ uống có gas.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ không chỉ trong những ngày bình thường mà đối với ngày hành kinh lại càng quan trọng. Trong những ngày hành kinh vi khuẩn rất dễ xâm nhập và có thể gây viêm nhiễm tại vùng kín, chị em cần đặc biệt lưu ý vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. 

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp được nêu ở bên trên mà cơn đau bụng vẫn kéo dài chưa hề thuyên giảm, bạn nên gặp bác sĩ để được sử dụng thuốc giảm đau thích hợp để giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả. Việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý đi mua thuốc về tự sử dụng vừa gây tốn kém chi phí có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.

3.2. Đối với đau bụng kinh thứ phát

Đối với chị em phụ nữ bị đau bụng kinh thứ phát cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, có phương án điều trị thích hợp. Cơn đau chỉ chấm dứt khi bệnh lý được giải quyết triệt để.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, chị em phụ nữ không còn gặp phải những trở ngại mỗi khi “ngày đèn đỏ đến”. Chúc chị em luôn vui vẻ, hạnh phúc!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp