Chuyên gia tư vấn: Uống cà phê có tăng huyết áp không? | Medlatec

Chuyên gia tư vấn: Uống cà phê có tăng huyết áp không?

Cà phê có hương vị thơm ngon và là loại đồ uống yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, một số khác lại có xu hướng tránh xa cà phê vì lo ngại thành phần trong loại đồ uống này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong đó, vấn đề “uống cà phê có tăng huyết áp không” cũng đang được nhiều người quan tâm. Những phân tích dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thỏa đáng.


16/08/2022 | Nhận biết vấn đề sức khỏe: tăng huyết áp và các thông tin liên quan
23/06/2022 | Bác sĩ hướng dẫn xử trí nhanh tăng huyết áp cấp cứu
08/06/2022 | Điều trị hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng bằng cách nào?

1. Uống cà phê có tăng huyết áp không?

Hoạt chất caffeine có trong những cốc cà phê thơm ngon có thể giúp cho bạn hưng phấn hơn, tỉnh táo hơn, làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có tác dụng kích thích nên nhiều người có thể gặp phải tình trạng bồn chồn, chóng mặt, run tay và mất ngủ vì sử dụng cà phê. 

Cà phê có thể mang đến sự tỉnh táo, hưng phấn

Cà phê có thể mang đến sự tỉnh táo, hưng phấn

Về thắc mắc “uống cà phê có tăng huyết áp không”. Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, mức độ tăng sẽ không đáng kể. Đối với những người ít uống hoặc không quen uống loại đồ uống này, huyết áp chỉ có thể tăng lên khoảng 10 mm Hg sau mỗi lần uống so với huyết áp hàng ngày của họ. Đối với những người thường xuyên uống cà phê thì huyết áp có thể tăng khoảng 5mm Hg sau mỗi lần uống. Hơn nữa, tác dụng tăng huyết áp do cà phê cũng không kéo dài. Trong trường hợp phải kiểm tra huyết áp, bạn cần lưu ý không uống cà phê trong vòng 30 phút trước khi đo huyết áp.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cà phê không nằm trong nhóm yếu tố làm tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch, đột quỵ. Tuy rằng, uống cà phê có thể khiến cho nhịp tim của bạn nhanh hơn bình thường nhưng ít nguy cơ gây ra tình trạng rối loạn hay những cơn đau tim. 

Biết đến tác dụng kích thích sự hưng phấn, tăng cường tập trung và nâng cao hiệu quả công việc nên nhiều người đã lựa chọn cà phê là loại thức uống yêu thích của mình. Thậm chí, mỗi khi phải thức đêm để làm việc, một số người lại có xu hướng lạm dụng cà phê như một “bài thuốc thần kỳ”. 

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, chúng ta cần tôn trọng quy luật, chức năng sinh lý của cơ thể. Sau một thời gian đã hoạt động căng thẳng, gắng sức, tất cả các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả những tế bào thần kinh, cần phải được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Nếu để ý, bạn sẽ thấy, cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều nhưng sau thời gian đó là một giấc ngủ kéo dài hơn bình thường. 

Bệnh nhân tiểu đường không nên uống cà phê sữa

Bệnh nhân tiểu đường không nên uống cà phê sữa

Nếu uống cà phê loãng, bạn có thể uống khoảng 4 đến 6 ly trong một ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp uống cà phê phin, tỷ lệ cà phê đậm đặc hơn rất nhiều. Vì thế, bạn chỉ nên uống khoảng 1 đến 2 ly mỗi ngày. Tốt nhất chỉ nên uống ít hơn 400mg cà phê mỗi ngày theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Việc lạm dụng loại đồ uống này trong suốt một thời gian dài sẽ khiến cơ thể của bạn xảy ra những thay đổi nhất định, tăng nguy cơ bị suy nhược thần kinh, dẫn đến nghiện cà phê, tăng nguy cơ bị stress, trầm cảm. 

Một số người lại có thói quen uống cà phê với đường hoặc sữa. Đây là một thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Chính thói quen này có thể gây tăng đường huyết và gây ra những vấn đề sức khỏe không tốt dành cho bệnh nhân tiểu đường. 

Những đối tượng như người mắc bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp cao, bệnh dạ dày, tình trạng suy nhược thần kinh, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ hay trẻ em,… không nên sử dụng cà phê. 

Đối với những đối tượng có thể trạng sức khỏe bình thường, cho dù cà phê có thể mang đến những lợi ích về sự tập trung và tăng hưng phấn trong công việc thì lạm dụng cà phê cũng là điều không nên. Nếu sau khi uống cà phê, bạn có cảm giác mất ngủ, bồn chồn, mệt mỏi,… thì không nên uống. 

2. Thời điểm uống cà phê và thời điểm không nên uống cà phê

- Thời điểm uống cà phê cũng là vấn đề bạn cần lưu ý. Cụ thể, nên uống cà phê vào những thời điểm sau: 

+ Giữa buổi sáng khoảng 9 đến 11 giờ sáng: Ở thời điểm này, uống cà phê có thể giúp tăng nồng độ hormone cortisol và giúp bạn có cảm giác tỉnh táo, sảng khoái vào thời điểm này. 

Nên uống cà phê vào giữa buổi sáng

Nên uống cà phê vào giữa buổi sáng

+ Trước khi tập thể dục: Uống cà phê trước khi tập luyện giúp bạn tập trung tốt hơn, giảm đau cơ bắp sau khi tập. 

+ Sau khi bị mất ngủ: Sau một đêm mất ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi. Một cốc cà phê vào thời điểm này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn để làm việc và học tập. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế và cần lưu ý không nên áp dụng liên tục. 

- Những thời điểm không nên uống cà phê: 

+ Không nên uống ngay sau bữa ăn hoặc khi đang ăn để hạn chế việc cà phê có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, nhất là chất sắt. Bên cạnh đó, cà phê cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường huyết. 

+ Không nên uống cà phê quá muộn để tránh bị mất ngủ. 

3. Một số lưu ý quan trọng dành cho những người bị cao huyết áp

Ngoài việc căn nhắc về việc “uống cà phê có tăng huyết áp không”, bệnh nhân bị cao huyết áp cũng nên lưu ý: 

- Giảm cân, giảm vòng eo để cải thiện sức khỏe, trong đó bao gồm cả tình trạng cao huyết áp. Khi bạn thừa cân, tăng cân thì huyết áp cũng sẽ tăng. 

Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để theo dõi sức khỏe

Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để theo dõi sức khỏe

- Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách đơn giản và hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên để lên chương trình tập phù hợp nhất. 

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên bổ sung các loại rau củ, trái cây, đồng thời hạn chế thịt đỏ và những loại đồ ăn chế biến sẵn,… Đặc biệt, nên ăn ít muối để tránh nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch, huyết áp. 

- Ngủ đủ giấc, loại bỏ căng thẳng, loại bỏ thuốc lá và thói quen uống rượu bia. 

- Thường xuyên theo dõi huyết áp và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

Để được tìm hiểu thêm về vấn đề tăng huyết áp, bệnh tim mạch và một số vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp