Viễn thị và lão thị là hai khái niệm thường gây ra nhầm lẫn, thậm chí có người lầm tưởng đó là một bệnh. Thực tế, đây là hai bệnh khác nhau, tuy chúng có những đặc điểm, triệu chứng giống nhau nhưng nguyên nhân gây ra bệnh hoàn toàn khác nhau và có những phương pháp điều trị riêng. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giúp bạn tìm hiểu để phân biệt viễn thị và lão thị một cách chính xác.
17/05/2021 | Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viễn thị ở trẻ nhỏ
1. Những điều cần biết về bệnh viễn thị
1.1. Viễn thị là bệnh như thế nào?
Ở đôi mắt khỏe mạnh thì giác mạc sẽ luôn có độ cong nhất định cùng với độ dài phù hợp của trục nhãn cầu, vì thế khi ánh sáng đi vào mắt thì tiêu điểm hình ảnh sẽ xuất hiện ở vị trí trên của võng mạc.
Bệnh nhân viễn thị và lão thị có chung triệu chứng là không nhìn rõ sự vật ở gần
Nhưng đối với người bệnh viễn thị thì độ cong của giác mạc thấp hay còn gọi là tình trạng giác mạc bị dẹt hay trục nhãn cầu ngắn và khi sáng đi vào mắt, tiêu điểm của hình ảnh sẽ thường nằm phía sau của giác mạc. Vì thế người bị bệnh viễn thị gặp nhiều khó khăn để điều tiết mắt, khó khăn khi tập trung nhìn những sự vật ở gần, không thể nhìn rõ nét sự vật ở vị trí gần mà lại có thể nhìn rất rõ những vật thể đang ở xa. Bệnh để lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng nhược thị.
1.2. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh viễn thị?
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viễn thị, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Bị bệnh viễn thị do di truyền bẩm sinh: Có rất nhiều tật khúc xạ có tính di truyền bẩm sinh và viễn thị cũng nằm trong số này. Bệnh thường xảy ra ở những người có vấn đề về độ cong giác mạc thấp (giác mạc bị dẹt) hay trục nhãn cầu ngắn. Những em bé có bố mẹ bị mắc viễn thị thì sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những đứa trẻ có phụ huynh không bị mắc tật khúc xạ này.
Trẻ em cũng có thể bị viễn thị
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý võng mạc, những trường hợp bệnh nhân có khối u ở mắt,… cũng dễ dẫn đến tình trạng bệnh viện thị. Tuy nhiên, nhóm người bị bệnh do nguyên nhân này thường ít gặp.
1.3. Dấu hiệu của bệnh viễn thị
Mỗi bệnh nhân sẽ có thể gặp phải những triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng viễn thị:
Người bệnh thường phải nheo mắt khi làm việc ở khoảng cách gần, phải thường xuyên nhìn sự vật trong khoảng cách gần. Tuy nhiên, họ vẫn có thể nhìn xa rất tốt.
Người bệnh có cảm giác nhức mỏi mắt.
Bên cạnh đó là triệu chứng đau nhức đầu.
Đôi mắt của người bệnh có thể xảy ra tình trạng lòng đen quay vào trong hay có tình trạng bị lé trong.
Bạn cần biết rằng, không phải trường hợp nào bị viễn thị nào cũng có dấu hiệu bệnh rõ ràng và để biết được tình trạng bệnh của mình, cách tốt nhất là đến khám bác sĩ chuyên khoa.
2. Hướng dẫn phân biệt viễn thị và lão thị
Như đã nói ở phía trên, rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh viễn thị và bệnh lão thị vì hai bệnh này có một triệu chứng giống nhau là khó khăn khi nhìn sự vật ở gần, nhưng nó lại là hai tật khúc xạ hoàn toàn khác nhau. Vậy phân biệt viễn thị và lão thị bằng cách nào?
Bệnh lão thị thường gặp ở người cao tuổi
2.1. Lão thị là bệnh như thế nào?
Lão thị đây là căn bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi. Do tình trạng lão hóa, đôi mắt của những người lớn tuổi thường bị suy giảm khả năng điều tiết vì thế họ rất khó để có thể nhìn rõ nét những sự vật ở gần. Thông thường, bệnh nhân sau tuổi 40 sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Khi đọc báo, xem điện thoại,,... họ thường phải đưa ra xa mới có thể nhìn rõ. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bệnh lão thị có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn.
Cụ thể, khi lớn tuổi, thủy tinh thể của chúng ta sẽ bị lão hóa, nó xơ cứng hơn và suy giảm tính đàn hồi kèm theo đó là những cơ quan xung quanh cũng suy yếu, lão hóa và khả năng điều tiết vì thế cũng giảm dần. Đây là biểu hiện khiến cho nhiều người khó có thể phân biệt viễn thị và lão thị.
2.2. Phân biệt viễn thị và lão thị
Bệnh lão thị và viễn thị có thể giống nhau về triệu chứng bệnh là nhìn sự vật ở gần không được rõ nhưng nó hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cụ thể là, người bệnh viễn thị có những vấn đề sức khỏe ở mắt chẳng hạn như giác mạc quá dẹt, hay trục nhãn cầu mắt ngắn, nguyên nhân bị bệnh có thể do di truyền bẩm sinh. Còn đối với bệnh nhân lão thị, họ gặp phải tình trạng này do tuổi tác, do lão hóa dẫn đến khả năng điều tiết của mắt bị suy giảm. Cũng chính vì thế, bệnh viễn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em có thể mắc bệnh từ ngay khi sinh ra nhưng bệnh lão thị thì chỉ xảy ra ở những người sau độ tuổi 40.
Nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời
Khi bị bệnh viễn thị, người bệnh luôn phải điều tiết mắt dù phải nhìn xa hay nhìn gần. Nhưng với những trường hợp lão thị. Bệnh nhân lão thị nhìn xa không phải điều tiết mắt, nhìn gần mới phải điều tiết mắt.
Thông thường, người bị bệnh lão thị cần sử dụng hai loại kính, kính hội tụ khi nhìn gần dùng để đọc sách hay làm việc,… và kính nhìn xa (loại kính phân kỳ) thường dùng khi họ chơi thể thao, lái xe hoặc khi đi du lịch.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn và có thể phân biệt viễn thị và lão thị một cách cơ bản. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng về mắt, bạn không nên chủ quan, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín để được khám, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội. Đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu về chuyên khoa mắt và nhiều chuyên khoa khác. Hệ thống máy, thiết bị của bệnh viện hiện đại và có độ chính xác cao. Vì thế, chất lượng dịch vụ của MEDLATEC luôn được khách hàng ghi nhận, tin tưởng.
Hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.