Viễn thị là một trong những loại tật khúc xạ ở mắt, cũng được coi như một hệ quả của tuổi già bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này thường xuất hiện ở độ tuổi từ độ tuổi 45 trở đi và bắt đầu chuyển biến xấu khi vào tuổi 65. Vậy bị viễn thị có cần mổ hay không? Khi nào cần mổ viễn thị? cùng tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó qua bài viết sau.
17/05/2021 | Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viễn thị ở trẻ nhỏ 06/01/2021 | Dừng ngay ý định mổ mắt cận thị nếu bạn chưa biết đến những điều sau đây! 04/01/2021 | Cẩm nang những thông tin cần biết về bệnh loạn thị
1. Những thông tin cơ bản về tật viễn thị
Trước khi tìm hiểu về câu hỏi khi nào cần mổ viễn thị, bạn cần biết một số thông tin cơ bản về nó.
Tật viễn thị là gì?
Hiện tượng viễn thị là tình trạng mà khúc xạ của mắt xảy ra sự sai lệch. Đối với người bình thường, các tia sáng tới song song được hội tụ tại một điểm ở trên võng mạc giúp cho chúng ta nhìn rõ được mọi vật. Tuy nhiên, với những người bị viễn thị, ảnh của vật lại được tập trung ở sau võng mạc do thấu kính không thể điều chỉnh được đường truyền ánh sáng đi vào mắt khiến cho những vật trong tầm nhìn gần bị nhòe đi.
Người bị viễn thị cần nhờ đến kính lão để nhìn rõ chữ ở khoảng cách gần
Nói cách khác, viễn thị xảy ra khi một người mất dần khả năng nhìn rõ những vật ở gần trong tầm mắt trong khi hình ảnh của những sự vật ở xa lại rõ nét hơn. Bạn có thể nhận biết được tình trạng này một cách dễ dàng khi đọc sách báo. Thông thường, mắt người có thể đọc rõ chữ ở sách báo khi chúng nằm trong tầm mắt khoảng 20 - 30cm nhưng đối với người bị viễn thị thì phải để sách báo cách mắt xa tới khoảng 60cm mới có thể nhìn rõ được.
Triệu chứng của tật viễn thị
Để nhận biết được bản thân mình có mắc phải tật viễn thị hay không, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng của tật viễn thị như sau:
Khi bạn nhận thấy mình có thể đã mắc tật viễn thị thì bạn có thể đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để xác định bệnh và nhận lời khuyên để biết khi nào cần mổ viễn thị nếu cần thiết.
Đối với các triệu chứng trên có thể trở nặng nếu bạn đang ở trong tình trạng mệt mỏi, sử dụng chất kích thích hoặc làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng. Ngoài ra, bạn cần phải tìm đến tư vấn y tế của bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:
-
Một bên mắt xuất hiện tình trạng mất thị lực.
-
Tình trạng mắt mờ gây khó khăn trong quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt.
-
Mắt bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh, có hiện tượng nhìn thấy quanh đèn xuất hiện những quầng sáng hoặc các đốm đen trong tầm nhìn.
Nguyên nhân dẫn đến tật viễn thị
Đối với mắt mỗi người, thủy tinh thể được xem như một thấu kính tự nhiên hình dạng có khả năng thay đổi linh hoạt kết hợp với một lớp cơ tròn bao quanh trợ giúp cho việc tạo ảnh. Trong đó, lớp cơ có nhiệm vụ giãn ra và co lại khi nhìn các vật ở trong tầm nhìn khác nhau bởi vậy nên thấy thủy tinh thể có độ đàn hồi tương đối giúp cho ánh sáng được điều tiết truyền qua mắt và hội tụ trên võng mạc một cách chính xác.
Viễn thị thường là hệ quả của tuổi già
Tuy nhiên, đến một độ tuổi nhất định, cơ thể bắt đầu bị lão hóa khiến cho các bộ phận trên cơ thể không còn thực hiện tốt nhiệm vụ của chúng, thấu kính cũng như vậy. Điều đó khiến cho mắt bạn mắc phải chứng viễn thị.
Ngoài ra, có một số yếu tố khác khiến gia tăng nguy cơ mắt viễn thị có thể kể đến như:
-
Mắc các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch.
-
Do mắc phải tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc kháng histamin.
2. Các phương pháp chữa tật viễn thị ở mắt
Cách đơn giản nhất để khắc phục tật viễn thị đó chính là sử dụng kính lão (kính có gọng hoặc kính áp tròng). Những chiếc kính sẽ giúp điểm hội tụ của các tia sáng đi vào mắt rơi đúng vào võng mạc từ đó cải thiện được thị lực của người sử dụng, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, mắt của bạn sẽ trở về trạng thái ban đầu khi không đeo kính.
Đeo kính lão là một biện pháp tạm thời được áp dụng phổ biến đối với tật viễn thị
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được chỉ định để điều trị triệt để các loại tật khúc xạ ở mắt. Trên thực tế, phẫu thuật khúc xạ được sử dụng rộng rãi để điều trị tật cận thị, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề tật viễn thị có mổ được không và khi nào cần mổ viễn thị.
Câu trả lời là có, bạn có thể thực hiện một trong số những phương pháp phẫu thuật định hình để điều chỉnh độ cong của giác mạc, đó là:
3. Khi nào cần mổ viễn thị?
Phương pháp phẫu thuật về tật khúc xạ mắt hiệu quả hàng đầu hiện nay được các bác sĩ khuyên thực hiện chính là phương pháp LASIK. Sau khi bạn đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng năng lượng laser tùy theo mức độ viễn thị của mắt bạn để giúp công suất quang học của giác mạc thay đổi.
Phẫu thuật khúc xạ có thể được áp dụng ở đa số trường hợp mắc viễn thị
Trong các trường hợp người bệnh mắc tật viễn thị từ +1 đến +10D, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, để tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần đủ 18 tuổi và độ viễn thị ổn định.
Tuy người bị viễn thị nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ để điều trị triệt để tật ở mắt nhưng có một số trường hợp các bệnh nhân mắc những vấn đề cấp hoặc mãn tính ở mắt không thể thực hiện phẫu thuật như:
-
Viêm kết mạc.
-
Viêm giác mạc.
-
Viêm màng bồ đào.
-
Glaucom.
-
Giác mạc hình nón.
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân có các bệnh lý khác có khả năng ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật hoặc phụ nữ mang thai hay trong thời kỳ cho con bú cũng không nên tiến hành mổ viễn thị.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về phương pháp phẫu thuật chữa viễn thị. Hy vọng rằng bạn đã có được những thông tin bổ ích cho bản thân và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi khi nào cần mổ viễn thị.
Bạn có thể đến khám ngay tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán chính xác về tình trạng hiện tại của mắt bạn. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu với kinh nghiệm và kiến thức phong phú cùng với trang thiết bị hiện đại đảm bảo điều kiện y tế tốt nhất cho bệnh nhân. Bạn có thể liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 nếu có thắc mắc về tật viễn thị hoặc các phương pháp phẫu thuật để được sự tư vấn tận tình đến từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi.