Vitamin A là loại vitamin mà cơ thể cần bổ sung mỗi ngày từ bên ngoài, có thể từ nguồn thực phẩm hoặc chế phẩm với liều lượng phù hợp cho từng đối tượng. Chuyên gia MEDLATEC sẽ hướng dẫn bạn thời gian và liều lượng bổ sung vitamin A đúng qua bài viết dưới đây.
07/11/2020 | Nên sử dụng loại thực phẩm nào khi cơ thể bị thiếu vitamin B7 07/11/2020 | Giải đáp từ chuyên gia: Khi nào cần bổ sung vitamin B9? 06/11/2020 | Các nhóm vitamin và tìm hiểu đặc điểm của từng loại với cơ thể
1. Bổ sung Vitamin A từ thực phẩm
Bổ sung vitamin A từ thực phẩm luôn được ưu tiên bởi đây là giải pháp lâu dài để phòng chống việc thiếu vitamin A cũng như các vi chất khác với cơ thể. Vitamin A bổ sung từ chế phẩm chỉ nên áp dụng cho giai đoạn nhất định hoặc các trường hợp đặc biệt.
Vitamin A là dưỡng chất cơ thể cần mỗi ngày
Với chế độ dinh dưỡng ở Việt Nam, đa phần trẻ vẫn chưa được cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết. Bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin A dưới đây vào bữa ăn, chắc chắn bạn sẽ không cần lo lắng về tình trạng thiếu hụt vitamin này nữa.
1.1. Cà rốt
Cà rốt chứa lượng vitamin A rất lớn, một bát cà rốt cắt nhỏ cung cấp hơn 300% lượng cơ thể cần.
1.2. Gan động vật
Gan động vật rất giàu vitamin A, đó là do cơ chế tích trữ vitamin A nên có thể sử dụng loại thực phẩm này cải thiện trong bữa ăn.
Trong bí ngô chứa lượng vitamin A rất lớn
1.3. Bí ngô
Cứ 100g bí ngô trung bình cung cấp đến 170% lượng vitamin A cơ thể cần.
1.4. Khoai lang
Một củ khoai lang nhỏ đã cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết cùng nhiều dinh dưỡng khác tốt cho tiêu hóa.
1.5. Ớt chuông đỏ
Lượng vitamin A có trong ớt chuông rất dồi dào. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, carotenoids, giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Một quả ớt chuông đỏ đáp ứng được 42% nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể.
1.6. Cần tây
Nhiều chị em sử dụng cần tây như thần dược cho làn da nhưng ít ai biết trong cần tây rất còn rất giàu vitamin A.
1.7. Sữa và chế phẩm từ sữa
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa là rất cần thiết, ngoài giúp bổ sung vitamin A, loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như canxi, chất béo,...
2. Bảo quản và bổ sung vitamin A đúng cách
Để phát huy tối đa tác dụng của vitamin A, chắc chắn bạn nên tìm hiểu để bảo quản và uống đúng cách.
2.1. Cách bảo quản vitamin A
Vitamin A cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh độ ẩm quá cao. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách bảo quản sản phẩm vitamin A đang sử dụng ghi trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ.
Bảo quản vitamin A ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Khi vitamin A quá hạn hoặc không thể sử dụng, hãy loại bỏ đúng cách, không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.
2.2. Cách bổ sung vitamin A đúng cách
Các viên uống bổ sung vitamin A chứa hàm lượng lớn hoạt chất trong sản phẩm nhỏ, vì thế cần uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc chỉ dẫn trên dán nhãn. vitamin A thường ở dạng viên nang hoặc viên nén, có thể uống nuốt bình thường sau khi ăn. Còn vitamin A dạng lỏng cần dùng thìa đo, cốc đo chuyên dụng để cân liều dùng, không dùng thìa ăn.
Việc bổ sung nhiều hơn hay ít hơn lượng vitamin A khuyến cáo đều không tốt cho sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị.
2.3. Khi nào cần bổ sung vitamin A?
Cụ thể, liều dùng vitamin A khuyến cáo cho từng đối tượng như sau:
Người trưởng thành
Với những người thiếu hụt vitamin A, cần bổ sung và không mắc bệnh khô mắt thì liều khuyến cáo là 100.000 UI trong 3 ngày đầu (có thể ở dạng uống và tiêm bắp). 2 tuần sau đó áp dụng liều 50.000 IU mỗi ngày, sau đó liều kéo dài 10.000 - 20.000 IU trong 2 tháng tiếp.
Sử dụng vitamin A đúng theo liều lượng khuyến cáo
Các đối tượng đặc biệt khác áp dụng liều bổ sung vitamin A như sau:
Người trưởng thành bổ sung vitamin A theo chương trình cộng đồng: 20.000 IU mỗi tháng kéo dài trong 1 - 6 tháng tùy chương trình.
Người mắc bệnh viêm khớp: 0.5 mg/kg cân etretinate uống trong 4 tuần, sau đó giảm liều 0.25 mg/kg hàng ngày.
Người mắc bệnh ung thư vú: 1000 - 6000 mg retinol và 3000 - 10000 IU vitamin A mỗi ngày.
Người mắc bệnh ung thư dạ dày: 5.000 IU và 50.000 IU mỗi tuần.
Hỗ trợ giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư: 100.000 IU dạng tiêm mỗi tuần.
Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung: Bổ sung vitamin A theo chỉ định duy trì 1 - 3 năm.
Người mắc bệnh ung thư đại trực tràng: 25.000 IU vitamin A cùng 30mg tiền chất beta carotene hàng ngày, kéo dài nhiều năm.
Hỗ trợ điều trị cho người mắc HIV: Phụ nữ và trẻ em dùng vitamin A liều cao trong 2 năm là 400.000 IU ở người trưởng thành là 50.000 IU ở trẻ nhỏ.
Người mắc bệnh gan: 5.000 IU vitamin A hàng ngày trong 6 tháng hoặc liều cao 10.000 IU trong 4 tháng.
Người mắc bệnh ung thư phổi: 20 - 50 mg beta carotene uống hàng ngày hoặc cách ngày.
Người mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố: 15.000 IU vitamin A palmitate hàng ngày.
Người mắc bệnh ung thư da: 100.000 IU vitamin A hàng ngày theo đường uống.
Trẻ em
Với trẻ em muốn sử dụng vitamin A để thúc đẩy tăng trưởng, liều bổ sung khuyến cáo là 60mg, chia thành 1 - 6 liều cách nhau 4 - 6 tháng kéo dài 12 tuần trở lên.
Trẻ em có thể bổ sung vitamin A để thúc đẩy tăng trưởng
Các đối tượng đặc biệt khác sẽ dùng liều vitamin A cao hơn như sau:
Trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào: 24 - 45 mg tất cả dạng trans acid Retinoic hàng ngày.
Trẻ mắc bệnh thiếu máu: 3000 mg vitamin A dạng uống hàng ngày, kéo dài 2 tháng.
Trẻ sinh non hoặc mắc bệnh loạn sản phế quản phổi: 2000 IU vitamin A đường uống hàng ngày hoặc 4000 IU vitamin A uống mỗi tuần 3 lần.
Trẻ mắc bệnh xơ nang (trên 8 tuổi): 3000 mg retinol hàng ngày.
Trẻ mắc bệnh sốt rét: Trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi dùng 1 viên nang 200.000 IU vitamin A mỗi 3 tháng 1 lần.
Nếu cần tư vấn thêm về liều bổ sung vitamin A với trường hợp cụ thể, hãy liên hệ với bác sĩ MEDLATEC qua điện thoại 1900565656.