Chụp X - quang là một kỹ thuật rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Nhờ phương pháp này, các bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được các bộ phận bên trong cơ thể người bệnh. Từ đó, có thể chẩn đoán những bất thường về sức khỏe tốt hơn. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chẩn đoán bệnh này.
01/08/2019 | Chụp X-quang tim phổi và những điều cần biết 09/07/2019 | Chụp X-quang vú - Phương pháp phát hiện ung thư vú hiệu quả
1. X - quang là gì và chụp X - quang có tác dụng gì?
Dù X - quang là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. X - quang là một loại tia bức xạ mang năng lượng cao. Và máy chụp X - quang hay còn gọi là chụp X Ray là một loại máy phát ra các chùm tia X có bức xạ cao. Các tia X này sẽ đi xuyên qua các mô mềm và các thành phần dịch trong cơ thể.
Chụp X - quang là kỹ thuật cơ bản trong chẩn đoán bệnh
Từ đó, sản xuất ra hình ảnh của các bộ phận từ tim, phổi, xương sườn, xương cột sống cho đến mạch máu. Thông qua những hình ảnh được thu lại, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán bệnh lý cho bệnh nhân. Lưu ý là với các mô đặc như xương thì sẽ cản trở tia X. Mô có độ đặc càng cao thì càng ít tia X có thể xuyên qua.
Thực hiện chụp X - quang là một chỉ định cần thiết để chẩn đoán nhiều bệnh, nhất là bệnh liên quan đến xương khớp. Hơn nữa, nếu như cách khám bằng mắt thông thường không thể nhìn thấy các bất thường. Vậy thì kỹ thuật này đã khắc phục được nhược điểm đó. Các bác sĩ có thể phát hiện được các dấu hiệu của bệnh sớm để tiến hành điều trị.
2. Quá trình chụp X - quang diễn ra như thế nào?
Chụp X - quang là một kỹ thuật cần thiết. Vậy quy trình chụp được thực hiện như thế nào? Khi chụp có đau hay không? Bạn không cần phải quá lo lắng bởi vì quá trình diễn ra rất nhẹ nhàng. Các kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người chụp ngồi, nằm hoặc đứng tùy thuộc vào máy chụp. Đặc biệt, với phương pháp chụp phổi, bạn có thể phái nín thở để hình ảnh được rõ nét nhất.
Quá trình thực hiện chụp X - quang rất nhanh chóng, nhẹ nhàng
Phía sau bộ phận cần chụp sẽ đặt phim X - quang và máy chụp sẽ chiếu tia X đi xuyên qua cơ thể. Khi tia X gặp phim thì sẽ tạo ra hình ảnh. Nếu càng có nhiều tia X chiếu đến phim thì hình ghi lại càng đen. Do đó, khi nhìn phim, bạn sẽ thấy có những vùng màu trắng. Đó là do những bộ phận cơ thể đặc như xương cản tia X.
Trong khi đó, những phần cơ thể rỗng hoặc đầy khí thì sẽ cho hình ảnh đen. Hình ghi lại tại các mô mềm như các tạng đặc hoặc cơ trong cơ thể thường có màu xám. Mức độ màu xám sẽ phụ thuộc vào độ đậm đặc của các bộ phận. Kỹ thuật chụp tia X cần được thực hiện trong môi trường an toàn. Từ các hình ảnh đó, các bác sĩ sẽ đọc phim X - quang và chẩn đoán.
3. Chụp X - quang có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?
Kỹ thuật chụp X - quang được sử dụng rất phổ biến để chẩn đoán các bệnh lý về phổi, xương khớp, tim mạch,... Tuy nhiên nhiều người thường thắc mắc không biết quá trình thực hiện có gây hại gì cho cơ thể không?
Phương pháp chụp X Ray không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tia X thì lại rất độc hại. Khi bạn thường xuyên sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, tia X với cường độ mạnh có thể gây ra những tổn thương không mong muốn đến cơ thể. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Các bộ phận sinh dục, tuyến giáp, tủy xương và da là những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Thế nên, nếu quá lạm dụng thì tia X sẽ gây ra tác động tiêu cực đến cơ thể.
Không nên chụp tia X thường xuyên trong một thời gian ngắn
Việc thực hiện chụp X - quang liên tục có thể làm bỏng da, rụng tóc. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể khiến người chụp mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ không gây hại gì cho sức khỏe nếu bạn biết cách quãng thời gian chụp. Bạn chỉ nên chụp tia X khoảng 5 - 7 lần trong 1 năm.
Đối với phụ nữ có thai thì không nên tự ý đi chụp trừ khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Và với những người bị bệnh nặng, buộc phải chụp nhiều thì nên sử dụng những thiết bị hiện đại. Điều này sẽ giúp giảm thiểu và ngăn ngừa các tác dụng phụ của tia X.
4. Một số kỹ thuật chụp X - quang phổ biến
Chiếu ánh sáng tia X đến các mô mềm vô cùng có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh. Và đây là một số phương pháp chụp được sử dụng phổ biến.
4.1. Chụp X - quang phổi
Kỹ thuật này có thể giúp bạn biết được các điều kiện và chức năng hoạt động của phổi. Chụp tia X ít có giá trị để chẩn đoán và xác định các bệnh phổi mãn tính như khí phế thủng phổi hoặc xơ nang. Tuy nhiên, nó lại cực kỳ quan trọng giúp phát hiện các bệnh nghiêm trọng như ung thư, lao phổi,....
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng nên được chẩn đoán bằng việc chụp phim
Hơn nữa, chụp X - quang cũng có thể tiết lộ những sự bất thường của phổi xuất phát từ các vấn đề về tim. Chẳng hạn như khi trong phổi tích tụ chất lỏng thì đó là kết quả của bệnh suy tim sung huyết.
4.2. Chụp răng
Nghe có vẻ lạ nhưng khi cơ thể bị các bệnh liên quan đến răng cũng có thể sử dụng phương pháp này. Phim X - quang quanh chóp răng sẽ cho thấy sâu kẽ răng, sâu răng tái phát, sâu răng nướu,...
Bạn cũng có thể phát hiện sự tiêu xương, răng ngầm dưới nướu và hình của xương nâng đỡ răng. Ngoài ra, chụp phim còn cho thấy hình dáng của chân răng, xác định được độ nguy hiểm khi nhiễm trùng. Chụp tia X trong nha khoa thường là loại phim nhỏ và có giá thành tương đối rẻ.
5. Nên chụp X - quang tại đâu?
Nếu như bạn không biết nên thực hiện chụp ở đâu thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là sự lựa chọn hoàn hảo.Tại đây, sức khỏe của bạn luôn được bảo vệ với máy chụp phim cường độ thấp, thời gian chụp ngắn và phim tốc độ cao. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng nhiễm tia X. Hơn nữa, đội ngũ kỹ thuật viên với chuyên môn cao sẽ khiến quá trình chụp diễn ra nhẹ nhàng, chính xác.
Bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản cần biết về chụp X - quang. Đây là một kỹ thuật tiên tiến và được dùng nhiều trong việc chẩn đoán bệnh. Hãy liên hệ trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.